Công ty CP Thép Nam Kim (Mã: NKG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với nhiều tín hiệu tích cực, dù ngành thép vẫn còn nhiều thách thức.
Theo đó, doanh nghiệp tôn mạ này ghi nhận doanh thu đạt 5.188 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ở mức 65 tỷ đồng, tăng gần 175%. Kết quả tích cực này đến từ sự cải thiện biên lợi nhuận gộp từ 5% lên 9% và so sánh với mức nền thấp cùng kỳ.
Trong kỳ, chi phí của Nam Kim tăng mạnh, trong đó chi phí bán hàng và chi phí tài chính tăng lần lượt 106% và 40%, lên mức 118 tỷ đồng và 283 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Nam Kim ghi nhận 16.200 tỷ đồng doanh thu, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ thị trường xuất khẩu chiếm 68%, đạt gần 11.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 435 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
9 tháng đầu năm 2024, Nam Kim báo lãi sau thuế ở mức 435 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ
Giải trình về kết quả kinh doanh, ban lãnh đạo Nam Kim cho biết nhờ đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu, doanh thu của công ty tiếp tục duy trì sự tăng trưởng. Ngoài ra, chi phí sản xuất bình quân giảm, dẫn tới biên lợi nhuận gộp được cải thiện, kéo lợi nhuận ròng tăng mạnh.
Năm 2024, nhà sản xuất tôn mạ này đặt mục tiêu doanh thu đạt 21.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 420 tỷ đồng. Với những gì làm được sau 3 quý đầu năm, Nam Kim hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và vượt 29% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng tài sản của Nam Kim đạt hơn 13.780 tỷ đồng, tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho vẫn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 50%) trong cơ cấu tài sản của công ty với 6.576 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm.
Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn khoảng 950 tỷ đồng.
Nhà máy Thép Nam Kim
Bên kia nguồn vốn, tổng nợ vay của Nam Kim tại thời điểm cuối quý 3/2024 ở mức 6.000 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn, chiếm 77% tổng nợ phải trả.
Hiện tại, hãng thép tại Bình Dương này đang vay nợ tại một loạt ngân hàng, trong đó có những cái tên lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank…
Trong đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện là chủ nợ lớn nhất với giá trị cho vay ngắn hạn là 1.381 tỷ đồng. Đứng thứ hai là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với giá trị 1.335 tỷ đồng.
Ngoài ra, một chủ nợ lớn khác của Nam Kim là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với số tiền hơn 830 tỷ đồng.
Ở diễn biến gần đây, doanh nghiệp tôn mạ này vừa thông qua hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Mục tiêu nhằm huy động 1.600 tỷ đồng để triển khai dự án nhà thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Quy mô dự án gồm dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/năm, 2 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án giai đoạn 1 là 4.500 tỷ đồng.
Lãnh đạo Nam Kim cho biết, nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ đã có giấy phép và khởi công, dự kiến hoàn thành vào quý 4/2025 đến quý 1/2026. Từ năm 2027, dự án có thể hoạt động với công suất đạt 100%.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam rót hơn 52.500 tỉ vào dự án Dung Quất 2
Hòa Phát đã rót thêm vào dự án này gần 30.000 tỉ đồng, qua đó nâng tổng vốn đầu tư lũy kế đã giải ngân đến cuối quý 3/2024 lên 52.500 tỉ đồng.
-
Tại thời điểm ngày 30/9, Thép Việt Đức đã rót 727 tỷ đồng vào dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City, chiếm 1/3 tổng tài sản công ty.
-
Nam Kim có động thái mới trong việc huy động vốn xây nhà máy 4.500 tỷ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Nam Kim lên kế hoạch triển khai đợt chào bán thêm 131,6 triệu cổ phiếu để huy động 1.580 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong quý 3 đến quý 4/2024.
-
Chung cư Chí Linh Center Vũng Tàu
Chí Linh Center có vị trí nằm tại Khu trung tâm đô thị Chí Linh, đường 2/9, phường Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu. Dự án với phía Bắc giáp khu dân cư Bắc sân bay và cảng dầu khí, phía Nam giáp khu công viên thể tha...
-
Hãng thép có tiếng tại miền Nam kinh doanh thua lỗ, phải liên tục bán tài sản, đất đai... để duy trì hoạt động
Bên cạnh lực cầu yếu do thị trường bất động sản chưa phục hồi, Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC còn đối mặt với công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư.
-
Loạt doanh nghiệp bất động sản bị hãng thép 36 năm tuổi tại TP.HCM “bêu tên” trong danh sách nợ xấu nghìn tỷ
Danh sách nợ xấu của Thép SMC xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận, Công ty TNHH bất động sản Đà Lạt Valley…