Hòa Phát vay nợ ngân hàng 79.000 tỉ đồng
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Tính đến thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của Hòa Phát là 211.386 tỉ đồng, tăng thêm 24.000 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm nay.
Trong đó, tài sản cố định chiếm tỉ trọng hơn 32%, tương ứng với giá trị 68.500 tỉ đồng và là khoản mục lớn nhất trong cơ cấu tài sản của nhà sản xuất thép này.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và hàng tồn kho là những khoản mục chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và thứ 3 trong cơ cấu tài sản của Hòa Phát.
So với ngày đầu năm 2024. Chi phí xây dựng cơ bản tăng mạnh 111%, lên 55.600 tỉ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho tăng thêm gần 6.000 tỉ đồng lên 40.200 tỉ đồng, chủ yếu do doanh nghiệp này đầu tư mở rộng dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất giai đoạn 2.
Trong bối cảnh dồn lực giải ngân cho dự án Dung Quất 2, tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn) của Hòa Phát đã giảm mạnh sau quý 3 vừa qua.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2024, số dư tiền mặt còn chưa đến 25.000 tỉ đồng, giảm khoảng 3.500 tỉ so với cuối quý 2 và thấp hơn đến 9.500 tỉ đồng so với hồi đầu năm nay. Đây là số dư tiền mặt thấp nhất của Hòa Phát trong 15 quý kể từ đầu năm 2021.
Cụ thể, Hòa Phát có 16.300 tỉ tiền gửi ngân hàng (ngắn hạn), giảm khoảng 6.000 tỉ đồng so với đầu năm. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu ngành thép này còn có gần 2.800 tỉ tiền mặt và 5.700 tỉ tương đương tiền.
Lượng tiền gửi lớn giúp doanh nghiệp của tỉ phú Trần Đình Long "bỏ túi" những khoản lãi không nhỏ, qua đó bù đắp phần nào chi phí lãi vay phải gánh.
Hòa Phát vay nợ ngân hàng 79.000 tỉ đồng. Nguồn HPG
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của Hòa Phát tăng thêm hơn 15.000 tỉ đồng trong năm 2024, lên mức 98.600 tỉ đồng.
Tổng giá trị nợ vay là gần 79.00 tỉ đồng, tăng gần 6.000 tỉ đồng so với cuối quý 2 và cao hơn hơn 13.000 tỉ đồng so với đầu năm. Đây là mức dư nợ vay tài chính cao kỷ lục của doanh nghiệp thép này kể từ khi hoạt động.
Trong đó, vay ngắn hạn là 54.100 tỉ đồng, chiếm 68% tổng nợ vay và còn lại là 24.500 tỉ đồng vay dài hạn.
Nợ vay lớn khiến nhà sản xuất này phải gánh chi phí lãi vay rất lớn lên đến hàng trăm, thậm chí cả nghìn tỉ đồng mỗi quý.
Trong quý 3/2024, Hòa Phát chịu chi phí lãi vay 525 tỉ đồng, giảm 330 tỉ đồng so với hồi đầu năm. Còn số này trong 9 tháng đầu năm nay là 1.724 tỉ đồng. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này phải trả 6,8 tỉ đồng tiền lãi vay.
Rót 52.500 tỉ đồng vào dự án Dung Quất 2
Ban lãnh đạo Hòa Phát cho biết, dư nợ vay tăng mạnh so với thời điểm đầu năm 2024 do hoạt động mua sắm vật tư và giải ngân cho dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2.
Cụ thể, Hòa Phát đã rót thêm vào dự án này gần 30.000 tỉ đồng, qua đó nâng tổng vốn đầu tư lũy kế đã giải ngân đến cuối quý 3/2024 lên 52.500 tỉ đồng.
Hòa Phát rót thêm vào dự án Dung Quất 2 gần 30.000 tỉ đồng, qua đó nâng tổng vốn đầu tư lũy kế đã giải ngân đến cuối quý 3/2024 lên 52.500 tỉ đồng
Theo kế hoạch, dự án Dung Quất 2 sẽ hoàn thành vào quý 1/2025 với công suất 1,5 triệu tấn/năm cho giai đoạn 1. Nhà sản xuất này dự kiến sẽ mất khoảng 3 năm để công suất của Dung Quất 2 được vận hành đạt mức tối đa, qua đó nâng công suất thép thô lên hơn 14 triệu tấn/năm.
Tính đến thời điểm tháng 8/2024, dự án Dung Quất 2 đã hoàn thành 80% tiến độ phân kỳ 1 và 50% phân kỳ 2. Dự kiến, phân kỳ 1 sẽ hoàn thành lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất Thép cuộn cán nóng vào giữa tháng 9/2024, sau đó nhà sản xuất này sẽ tiến hành chạy thử nguội, căn chỉnh thiết bị.
Hòa Phát cho biết, theo tiến độ hiện nay, phân kỳ 1 dự kiến sẽ có sản phẩm chạy thử nóng đầu tiên vào cuối năm và đi vào khai thác thương mại để ghi nhận doanh thu từ đầu quý 1/2025. Phân kỳ 2 hoàn thiện và hoạt động vào quý 4/2025.
Về kết quả kinh doanh, Hòa Phát ghi nhận doanh thu thuần gần 34.000 tỉ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2023. Doanh thu 9 tháng đạt 105.000 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 75% kế hoạch đề ra.
Lợi nhuận của nhà sản xuất thép này cũng gia tăng nhờ cải thiện biên lợi nhuận. Hòa Phát lãi ròng hơn 3.000 tỉ đồng quý gần nhất, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, Hòa Phát báo lãi hơn 9.200 tỉ đồng, tăng 140%. Đóng góp chính vào kết quả này là thép và các sản phẩm liên quan với tỉ trọng 85%, còn lại là các mảng khác như nông nghiệp, điện lạnh, khu công nghiệp.
Đây là kết quả tích cực đối với ông lớn số 1 ngành thép Việt Nam trong bối cảnh giá thép tăng mạnh, nhu cầu thép cũng cải thiện.
-
Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt hơn 34.000 tỷ đồng trong quý 3/2024, qua đó nâng tổng doanh thu lũy kế từ đầu năm vượt 105.000 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ USD).
-
“Ôm” nợ khủng hơn 73.000 tỉ, Hòa Phát đang vay ngân hàng với lãi suất bao nhiêu?
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Tập đoàn Hòa Phát 97.900 tỉ đồng, trong đó nợ đi vay là 73.000 tỉ đồng. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này phải trả gần 7 tỉ đồng tiền lãi vay.
-
“Vua gỗ” một thời giá cổ phiếu thua ly trà đá, vừa “bắt tay” với chủ nợ lớn nhất, được cấp thêm gói tín dụng trăm tỷ
Gỗ Trường Thành từng được ví là “vua gỗ”, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gỗ nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lũy kế lên đến 3.268 tỷ đồng....
-
Sức khỏe tài chính của “ông lớn” ngành nhựa này ra sao mà phải “giấu lỗ” dẫn đến bị phạt?
Rạng Đông Holding từng là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Sau đó, công tychuyển sang mô hình holding (công ty mẹ có nhiều công ty con) và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp....
-
“Giấu lỗ” trong báo cáo tài chính, đại gia ngành nhựa Rạng Đông Holding bị xử phạt ra sao?
Ngoài việc không công bố các thông tin tài chính đúng thời hạn, Công ty CP Rạng Đông Holding còn thông tin sai lệch về lợi nhuận sau thuế năm 2023, từ lỗ thành lãi.