Công ty CP Thép Nam Kim (Mã: NKG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ do Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ làm chủ đầu tư.
Theo đó, tổng vốn đầu tư cho dự án được tăng từ 5.800 tỷ đồng, lên 6.200 tỷ đồng, tức tăng thêm 400 tỷ đồng. Trong đó, dự án được chia làm hai giai đoạn, thực hiện đến năm 2027.
Lý giải việc điều chỉnh tăng vốn đầu tư, Nam Kim cho biết nhằm bổ sung vốn đầu tư dây chuyền, công nghệ, sản xuất thép điện từ Silic ứng dụng trong động cơ điện, ô tô, máy biến áp…
Thép Nam Kim nâng vốn đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ lên 6.200 tỷ đồng
Hồi tháng 4/2025, doanh nghiệp này cũng điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ từ vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng lên 5.800 tỷ đồng, tức tăng thêm 1.300 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 1/2025, Nam Kim đã hoàn tất đợt chào bán 131,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hoàn, qua đó rót thêm 1.580 tỷ đồng vào dự án này. Tính đến cuối quý 1/2025, khoản đầu tư vào Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ có giá trị gần 2.080 tỷ đồng.
Tháng 4/2022, HĐQT Thép Nam Kim đã thông qua chủ trương thành lập Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ và đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương với quy mô 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.
Được biết, nhà máy mới của Nam Kim có quy mô bao gồm dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/năm, 2 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2025 vừa tổ chức mới đây, ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT Thép Nam Kim chia sẻ, dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ đang được triển khai theo đúng tiến độ, dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu quý 1/2026. Nhà máy dự kiến trong giai đoạn đầu vận hành sẽ cần 2-3 quý để chạy được 50-60% tổng công suất và hy vọng năm 2027 sẽ chạy hết công suất.
Về công nghệ sản xuất, doanh nghiệp này cho biết nhà máy Phú Mỹ hoàn toàn khác biệt công nghệ hiện nay, tức các phân khúc hiện tại của Nam Kim và các doanh nghiệp trong ngành.
Sản phẩm mới sẽ là thép mạ sử dụng trong các thiết bị điện gia dụng, đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao. Bên cạnh đó, nhà máy này còn sản xuất các loại tôn thép: tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn; sản xuất sắt, thép, gang.
Theo Nam Kim, sản phẩm của nhà máy mới sẽ đáp ứng cả nhu cầu sử dụng tại thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, nhà máy dự kiến sẽ tập trung khai thác các khách hàng trong nước và đặt mục tiêu cung cấp các sản phẩm thép mạ chất lượng cao với nhiều chủng loại đa dạng, hướng đến tham gia sâu vào chuỗi công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện hàng gia dụng, ôtô.
Về kết quả kinh doanh, trong quý 1/2025, Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 4.090 tỷ đồng, giảm 22,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 65,4 tỷ đồng, giảm 56,4%.
Năm nay, Nam Kim đặt kế hoạch tổng sản lượng 1,05 triệu tấn; tổng doanh thu 23.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 440 tỷ đồng, giảm 21%.
-
Vì sao Nam Kim mạnh tay "rót" thêm 1.300 tỷ đồng cho nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu?
Dự án Nhà máy Thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ được triển khai tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, được điều chỉnh tăng lên mức 5.800 tỷ đồng, bao gồm 2 giai đoạn, thực hiện đến năm 2027, tức tăng thêm 1.300 tỷ đồng.
-
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%.
-
Huy động hơn 1.500 tỷ từ cổ đông, Thép Nam Kim sẽ dùng để đầu tư nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu?
Hoàn tất phân phối 131,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông, Thép Nam Kim thu về hơn 1.500 tỷ đồng để đầu tư nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường.






-
TP.HCM sắp đầu tư 2 tuyến metro đi trên cao trị giá gần 100.000 tỷ đồng
TP.HCM chuẩn bị đầu tư gần 100.000 tỷ đồng để xây dựng 2 tuyến metro đi trên cao dài hơn 50km, kết nối với khu vực Bình Dương cũ.
-
TPHCM: Các khu công nghiệp kỳ vọng thu hút 21 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới
Trong giai đoạn 2025 - 2030, các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt khoảng 21 tỷ USD.
-
Đề xuất thí điểm cho thuê căn hộ ngắn ngày trong chung cư, áp dụng từ ngày 1/9
Sở Xây dựng TP.HCM vừa kiến nghị UBND thành phố cho phép thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn với thời gian thực hiện 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/9, báo SGGP đưa tin.