Hội đồng quản trị Công tu CP Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) vừa ra quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh năm 2025 (từ 1/1-31/12/2025).
Lý do được ông Bùi Văn Phú, Chủ tịch HĐQT, đưa ra là công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động. Công ty cần sắp xếp lại nhân sự và tìm kiếm giải pháp, phương hướng hoạt động kinh doanh mới để vượt qua giai đoạn khó khăn.
PVR là chủ đầu tư của dự án Hanoi Time Tower.
HĐQT giao cho Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty thực hiện hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Công ty trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Quyết định này.
Đây không phải lần đầu PVR tạm ngừng hoạt động. Trước đó, cuối tháng 10/2023, công ty bất động sản này đã thông báo tài khoản ngân hàng bị phong tỏa do phát sinh vụ kiện tranh chấp với Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), vì vậy không đủ kinh phí vận hành.
Giữa tháng 11/2023, PVR tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến giữa tháng 11/2024. Lý do cũng là để sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới.
Tuy nhiên, doanh nghiệp đã đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn, từ ngày 19/9, do cần tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 và sắp xếp lại bộ máy nhân sự chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất kinh doanh thời gian tới. Thế nhưng đến nay, công ty lại một lần nữa công bố tạm ngừng hoạt động thêm một năm.
PVR là chủ đầu tư của dự án Hanoi Time Tower, hay còn được biết với tên gọi CT10-11 Văn Phú (Hà Đông).
PVR còn đầu tư Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên (Ba Vì). Dự án bị chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2019.
Trong 9 tháng đầu năm nay, do không có hoạt động kinh doanh nên PVR trắng doanh thu và lỗ ròng 1,4 tỷ đồng. Tổng tài sản tại ngày 30/9 của công ty đạt khoảng 976 tỷ đồng, tương đương hồi đầu năm. Trong đó, chiếm 71% tổng tài sản là khoản tiền gần 700 tỷ đồng tồn kho tại dự án Khu đô thị Văn Phú (tên thương mại là dự án Hanoi Time Tower). Dự án này được triển khai xây dựng từ năm 2010, dự kiến bàn giao trong năm 2014 nhưng đến nay vẫn “đắp chiếu”.
Nợ phải trả của PVR tại ngày 30/9 vào khoảng trên 500 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn. Trong đó, khoản khách hàng trả tiền trước chiếm gần 257 tỷ đồng, tất cả đều từ dự án Hanoi Time Tower.
Tính đến cuối tháng 9, PVR có vốn điều lệ 531 tỷ đồng. Bà Trần Thị Thắm (vợ của Chủ tịch HĐQT Bùi Văn Phú) là cổ đông lớn nhất nắm 23,51% vốn, tiếp đó là Công ty CP Quản lý quỹ PVI (sở hữu 8,19%) và Tập đoàn Đại Dương nắm 6%, trong khi ông Phú nắm 5,11% vốn công ty.
-
Bất ngờ với danh mục dự án của công ty bất động sản vừa tạm ngừng kinh doanh vì hết tiền
Công ty cổ phần Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) cho biết đã nhận được Giấy xác nhận của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp về việc Đầu tư PVR Hà Nội sẽ tạm ngừng kinh doanh từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/11/2024.
-
Công bố loạt Đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại Sóc Sơn
UBND huyện Sóc Sơn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Hội nghị công bố các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000.
-
Hà Nội chỉ đạo khẩn về tiến độ 2 dự án BT
Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã ban hành Thông báo số 588 về Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ thực hiện và những nội dung vướng mắc tại 2 dự án đầu tư công trình giao thông theo hình thức BT....
-
Tài sản gần 4 tỷ USD, một công ty bất động sản gây bất ngờ với doanh thu
Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã chứng khoán VEF) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với doanh thu thuần chỉ đạt 126 triệu đồng.