Lý do để doanh nghiệp bất động sản này sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới vượt qua những khó khăn.
Trong Nghị quyết của HĐQT, PVR cho biết công ty bị phong toả tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của Toà án và năm 2023 công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động, dự kiến năm 2024 vẫn không có kinh phí.
Việc tạm ngừng là thời gian để công ty xem xét tìm kiếm giải pháp, phương hướng để công ty có tài chính hoạt động trở lại.
Tại báo cáo tài chính quý 3/2023, mục doanh thu của PVR để trống. Trong khi vẫn phải trả chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp, kết quả PVR lỗ 77 triệu đồng quý 3. Còn lỗ lũy kế tại thời điểm 30/9/2023 gần 79 tỷ đồng.
PVR tiền thân là Công ty CP dầu khí Tản Viên thành lập 2006. Đến năm 2018, công ty chính thức sử dụng tên Đầu tư PVR Hà Nội.
Từ năm 2022 đến nay PVR không ghi nhận bất kỳ đồng doanh thu nào.Tại báo cáo tài chính 2022 của PVR, đơn vị kiểm toán lưu ý về một số khoản đầu tư của PVR vào Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (21,35 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Khách sạn dầu khí Lam Kinh (5 tỷ đồng).Ngoài ra, PVR còn chịu rủi ro khi dự án khu du lịch quốc tế Tản Viên bị thu hồi.
Từ năm 2022 đến nay PVR không ghi nhận bất kỳ đồng doanh thu nào. Nguồn: BCTC doanh nghiệp.
Được biết, dự án khu du lịch quốc tế Tản Viên nằm tại xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội. Dự án có diện tích 183,6 ha, vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.
Tháng 7/2019, PVR nhận được văn bản của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án. Công ty đã dừng mọi hoạt động liên quan đến dự án.
Tại thời điểm 30/9/2023, PVR ghi nhận chi phí xây dựng dở dang tại dự án này là 24,9 tỷ đồng.
Ngoài dự án nói trên, PVR còn đầu tư dự án CT10-11 Văn Phú cấp (Hanoi Time Tower), Hà Đông, Hà Nội. Dự án nằm trên khu đất rộng 7.023m2. Công trình bao gồm tổ hợp 2 tòa tháp cao 39 tầng và 2 tầng hầm với 637 căn hộ.
Dự án Hanoi Time Tower.
Tuy nhiên, dự án đã tạm dừng thi công, tập trung giải quyết và hoàn thiện toàn bộ pháp lý còn sai sót, vướng mắc, tồn tại của dự án đã thi công trước đây không đúng với quy hoạch được duyệt, chưa được thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.
Mặt khác, công ty vẫn tiếp xúc khách hàng, đưa ra nhiều phương án tháo gỡ khó khăn để làm cơ sở tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng có nguyện vọng xin rút vốn và thanh lý hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng, kiên quyết không nộp tiền do dự án đã quá chậm tiến độ. Do vậy việc tiếp tục triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn.
Tại thời điểm 30/9/2023, PVR ghi nhận hàng tồn kho tại dự án khu đô thị Văn Phú là 692 tỷ đồng, chiếm đến 2/3 tổng tài sản của doanh nghiệp này.
Theo thông tin từ PVR, Công ty còn khoản đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư Bình An liên quan đến dự án số 9 Trần Thánh Tông cũng chưa tìm được đối tác mua/chuyển nhượng lại số cổ phần Công ty nắm giữ.
-
Hà Nội: Những dự án 'om' đất vàng, để cỏ mọc um tùm sau những tấm tôn quây kín
Nhiều dự án giữ đất rồi bỏ không nhiều năm, cỏ mọc um tùm chưa biết khi nào khởi động, những tòa nhà cao lừng lững cả chục năm rồi bỏ mặc rêu phong đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt”....







-
Người mua bất động sản chuyển hướng, loại dự án này đang nhận được nhiều sự quan tâm
Dù tổng thể thị trường còn trầm lắng nhưng ngày càng nhiều người mua tìm kiếm các giao dịch tiềm năng trên thị trường căn hộ thứ cấp, đặc biệt với các dự án vừa được tháo gỡ vướng mắc pháp lý....
-
Hà Nội dự kiến “lột xác” một khu tập thể từ 30 chung cư cũ thành hai tòa tháp cao tầng hiện đại
Một bước ngoặt lớn đang được chuẩn bị cho bộ mặt đô thị Hà Nội khi quận Đống Đa đề xuất cải tạo toàn diện khu tập thể Trung Tự – một trong những khu nhà ở cũ kỹ và đông dân bậc nhất Thủ đô....
-
Giá thuê nhà ở xã hội bao nhiêu là hợp lý?
Mức giá tối thiểu thuê nhà ở xã hội ở Hà Nội là 48.000 đồng/m2 một tháng với nhà dưới 10 tầng và cao nhất 198.000 đồng/m2 với nhà trên 30 tầng.