15/01/2021 7:12 PM
CafeLand - Mới đây, M-Service, đơn vị quản lý của ví điện tử lớn nhất tại Việt Nam (MoMo) thông báo họ đã huy động được một khoản tiền lớn trong đợt gọi vốn gần nhất.

Cụ thể, trong đợt gọi vốn này, hai công ty đến từ Mỹ bao gồm Goodwater Capital và Warburg Pincus là những đơn vị dẫn đầu, nhưng số tiền đầu tư cụ thể không được công bố. Bên cạnh đó, một số tập đoàn khác như Kora Management, Macquarie Capital và các quỹ tài chính Affirma Capital, Tybourne Capital Management cũng tham gia gây quỹ.

Trước đó, trong lần gọi vốn gần nhất, M-Service đã nhận được khoảng 100 triệu USD từ các đơn vị tham gia đầu tư, theo DealStreetAsia.

Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch của MoMo, tiết lộ với DealStreetAsia rằng số tiền mà công ty nhận được trong vòng gọi vốn này lớn hơn con số 100 triệu USD trong vòng gọi vốn trước đó. Công ty sẽ sử dụng nguồn lực tài chính này để thúc đẩy sự phát triển cũng như ra mắt Innovation Ventures, liên doanh đầu tư riêng để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong nước có thể được tích hợp vào hệ sinh thái của MoMo.

Warburg Pincus, công ty đầu tư có trụ sở tại New York hiện đang là cổ đông lớn nhất của MoMo. Theo hồ sơ của công ty, tám cổ đông nước ngoài là những người nắm giữ 66,4% cổ phần của MoMo. Khoản tài trợ mới nhất sẽ là bước đệm cho tham vọng tăng số lượng người sử dụng của MoMo từ 23 triệu lên 50 triệu.

Ông Nguyễn Mạnh Tường, nhà đồng sáng lập và phó chủ tịch M-Service đã chia sẻ trên tờ DealStreetAsia trước đó rằng việc sở hữu 50 triệu người dùng sẽ giúp công ty có đủ thông tin chi tiết về khách hàng để cung cấp nhiều dịch vụ cho các tổ chức tài chính, bao gồm cả tính điểm tín dụng. MoMo hiện có quan hệ đối tác với 28 ngân hàng tại Việt Nam.

Được thành lập vào năm 2007, công ty đã nhận được những khoản đầu tư với giá trị 32 triệu USD trong những vòng gọi vốn đầu tiên từ các tập đoàn bao gồm Goldman Sachs và Affirma Capital, trước khi công bố khoản tài trợ do Warburg Pincus dẫn đầu vào tháng 1 năm 2019.

Người đại diện của M-Service cho biết giá trị giao dịch của MoMo đạt 14 tỷ USD trong năm 2020, tăng 3,5 lần so với năm trước đó.

Việt Nam đang là thị trường ưu tiên thiết bị di động với phần lớn doanh số bán hàng (57%) được giao dịch qua điện thoại di động, ngân hàng đầu tư JP Morgan nhận xét trong Báo cáo Xu hướng Thương mại Điện tử năm 2020. Họ cũng đưa ra dự đoán rằng thị phần của ví điện tử tại Việt Nam sẽ tăng từ 15% vào năm 2019 lên 22% vào năm 2023.

“Ví điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt lại tại những thành phố lớn. Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng ví điện tử là 42% với những người có tài khoản ngân hàng và 17% với những người không có tài khoản ngân hàng. MoMo, Moca và ZaloPay là ba loại ví điện tử chính tại Việt Nam, chiếm 90% tổng thị phần”, người đại diện của JP Morgan cho biết.

Tuy nhiên, số lượng người không có sử dụng tài khoản ngân hàng tại Việt Nam vẫn ở mức cao, điều này dẫn đến việc vẫn có nhiều người chưa thể tiếp cận với các loại ví điện tử. Ngân hàng trung ương đang nỗ lực cung cấp dịch vụ ngân hàng tới nhiều người hơn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam
Anh Nguyễn (Deal Street Asia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.