“Rời bỏ” ngân hàng quốc doanh
Tháng 1/2020, các ngân hàng quốc doanh tiếp tục giảm lãi suất huy động, ghi nhận thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng về lãi suất tiết kiệm.
Trong đó, Vietcombank điều chỉnh giảm từ 0,1-0,3 điểm % tại nhiều kỳ hạn so với tháng trước đó. Agribank giảm 0,2 điểm % so với đầu 12/2020 ở các kỳ hạn từ 1-24 tháng.
Cả 4 “ông lớn” ngân hàng (gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV) đều đưa mức lãi suất cao nhất là 5,6%/năm (kỳ hạn 12 tháng). Ở các kỳ hạn ngắn, nhóm “big 4” ngân hàng này vẫn duy trì mức lãi suất huy động thấp nhất thị trường.
Cụ thể, Vietcombank áp dụng mức lãi suất 3%/năm cho kỳ hạn 1-2 tháng, 3,3%/năm với kỳ hạn 3 tháng, 3,9%/năm kỳ hạn 6-9 tháng. Còn Agribank, Vietinbank và BIDV đang cùng áp dụng mức lãi suất 3,1%/năm cho kỳ hạn 1-2 tháng, 3,4%/năm cho kỳ hạn 3-5 tháng và 4%/năm cho các kỳ hạn từ 6-11 tháng.
“Cuộc đổ bộ” ngân hàng tư nhân
Nhóm đứng đầu về mức lãi suất tiết kiệm cao thuộc về các ngân hàng tư nhân như Eximbank, Phương Đông (OCB), Sài Gòn (SCB), Á Châu (ACB)…
Eximbank là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất thị trường hiện nay, tới 8,4%/năm (kỳ hạn 13 và 24 tháng) với số tiền tối thiểu 500 tỷ đồng. Lãi suất ở các kỳ hạn dài hạn khác cũng ở mức cao như 12 tháng là 7,2%/năm, kỳ hạn 15-18 tháng là 6,3%/năm.
Ngân hàng Phương Đông (OCB) giữ vị trí thứ hai với mức lãi suất cao nhất là 8,2%/năm tại kỳ hạn 13 và 8,1%/năm ở kỳ hạn 12 tháng với số tiền tối thiểu 500 tỷ đồng. Với gửi tiền thông thường, OCB đang áp dụng mức lãi suất 6,4%/năm cho 12 tháng, 6,5%/năm cho 18 tháng và 6,6%/năm với 24 tháng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đứng ở vị trí thứ ba với mức lãi suất cao nhất là 7,6%/năm cho mức tiền từ 500 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng. Lãi suất tiền gửi thông thường cũng có thể lên đến 7,30%/năm.
Xếp ở vị trí thứ tư về ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với mức lãi suất 7,4%/năm kỳ hạn 13 tháng, số tiền tối thiểu 30 tỷ đồng. Với mọi hạn mức tiền, ngân hàng áp dụng mức lãi suất 6,6%/năm (kì hạn 13 tháng). Tại kỳ hạn 15-26 tháng, ngân hàng duy trì lãi suất ở mức 6,3%/năm.
Một số ngân hàng khác hiện cũng có mức lãi suất tiền gửi cao, trên 7%/năm, gồm: Ngân hàng Bản Việt (7,3%/năm), Ngân hàng Quốc Dân (7,3%/năm), Ngân hàng Việt Á (7,2%/năm), Kienlongbank (7,1%/năm), Oceanbank (7,1%/năm), ABbank (7,2%/năm),...
Như vậy,
Nếu có một khoản tiền nhàn rỗi, gửi tiết kiệm trong 12 tháng, Eximbank là lựa chọn tốt nhất với lãi suất 7,20%/năm.
Nếu gửi tiền ở nhiều kỳ hạn khác nhau thì Eximbank, OCB và Sacombank đều là những lựa chọn tốt.
Nếu gửi tiền theo nhiều hạn mức tiền khác nhau thì có thể chọn ACB. Theo thống kê, ngân hàng ACB là ngân hàng cho gửi đa dạng mức tiền gửi với lãi suất cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
-
Vì đâu nợ xấu ngân hàng “bốc hơi” hàng tỷ đồng chỉ trong 3 tháng cuối năm 2020?
CafeLand - Nợ xấu “dềnh lên” năm 2020 là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng ghi nhận tình hình tương tự đến hết quý III/2020, mức dư nợ xấu tăng 30,5% so với cuối năm trước. Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng cuối năm, nhiều ngân hàng đã kiểm soát được nợ xấu một cách đầy cách bất ngờ.
-
Một ngân hàng số tăng kịch trần lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng lên cao nhất thị trường
Ngân hàng số Cake by VPBank vừa cập nhật biểu lãi suất mới, trong đó kỳ hạn 1 tháng lên tới 4,1%/năm lãi suất, cạnh tranh mạnh với các ngân hàng quốc doanh.
-
Dự đoán lộ trình hạ lãi suất của Fed sẽ ra sao trong năm 2025?
Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Bank of America – ông Brian Moynihan dự báo Fed sẽ cắt giảm thêm 0,5% trước khi kết thúc năm, sau đó là 4 lần cắt giảm nữa, mỗi lần 0,25%, trải đều trong năm 2025, đưa lãi suất cuối cùng xuống còn 3,25%. Ông dự kiến ...
-
Ngân hàng Trung Quốc giảm 0,25% lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản một năm (LPR) xuống còn 3,1%, trong khi LPR 5 năm đã được cắt giảm xuống còn 3,6%.