Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Cuộc họp đã cho ý kiến về hồ sơ chính sách Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương chuẩn bị và một số nội dung quan trọng khác. Trước đó, tối ngày 16/6, Thường trực Chính phủ cũng đã cho ý kiến về 4 hồ sơ, dự án luật khác để chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6.
Các đại biểu đã nghe tờ trình của các cơ quan chủ trì soạn thảo, tập trung thảo luận về các quy định, nhóm chính sách trong các hồ sơ, dự án luật, đặc biệt là những nội dung lược bỏ, những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, những nội dung phân cấp, phân quyền, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo; thời gian dự kiến trình Quốc hội…
Trong đó, với hồ sơ chính sách Luật Thương mại điện tử, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là dự án luật rất quan trọng; cần thể chế hóa, cụ thể hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các nghị quyết mới của Bộ Chính trị về "bộ tứ trụ cột" liên quan tới đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, tháo gỡ các vướng mắc về pháp luật, phát triển kinh tế tư nhân.
Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là vừa quản lý tốt, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, tiếp cận bình đẳng giữa các chủ thể, quản lý được về thuế, vừa kiến tạo phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, vừa xử lý được những mặt trái, mặt tiêu cực, phòng chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu; chính sách phù hợp với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
Thủ tướng lưu ý, cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan và ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
-
Từ 1/7, sàn thương mại điện tử sẽ kê khai, nộp thuế thay cho người bán hàng online
Từ ngày 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay khoản thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân cho người bán (hộ, cá nhân kinh doanh) trên sàn. Người bán gồm cá nhân cư trú ở trong nước và nước ngoài.
-
Thị trường 25 tỷ USD và bài toán nhân lực cho thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đã vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023 và chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Song hành với đó là nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, lĩnh vực này đang đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
-
Đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghi định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.








-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.
-
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng UOB công bố ngày 8.7, ngân hàng này điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.