Việc Việt Nam nhanh chóng đẩy mạnh phát triển nghiên cứu và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), xây dựng các thành phố thông minh và digital ID đã thúc đẩy bước nhảy vọt đáng kể trong kỷ nguyên số. Điều này cho thấy những nỗ lực đổi mới nhiều mặt của Việt Nam theo hướng bền vững.
Mới đây, GSMA đã công bố báo cáo về tiến trình số hóa của 11 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Theo đó, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2018 đến đầu năm năm 2021.
Mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu về kỹ thuật số trong khu vực vào năm 2030 đang được thực hiện tương đối hiệu quả với Chiến lược quốc gia về Cách mạng Công nghiệp 4.0. Lộ trình hiện đại hóa nêu rõ việc thực hiện các chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối với nhau để tạo nền tảng bền vững cho kỷ nguyên số của đất nước.
Sự đón nhận cởi mở và hỗ trợ tích cực của chính phủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có thể nhanh chóng áp dụng công nghệ số. Theo một số dữ liệu, dự kiến mức tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 đạt mức 25%, tương đương với mục tiêu doanh số đạt 35 tỷ USD.
Việt Nam cũng đang tích cực trong việc hoàn thiện quá trình thay đổi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử (digital ID) cho tất cả người dân trên cả nước. Đây là bước đi cần thiết để xây dựng một xã hội bền vững trong thời kỳ số hóa. Bên cạnh đó, rất nhiều các thành phố thông minh đã và đang được quy hoạch tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, mở ra cơ hội tiếp cận với một môi trường hiện đại hơn cho tất cả mọi người.
Những nỗ lực này đã giúp Việt Nam bắt kịp với sự phát triển một số quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia hay Singapore. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các thành phố thông minh cũng như AI, mục tiêu dài hạn của Việt Nam là thiết lập một nền kinh tế kỹ thuật số được kết nối vững chắc và được thúc đẩy bởi việc phát triển các nguồn nhân lực mới, thương mại điện tử và quản trị điện tử.
-
Cuối năm, gửi tiền tiết kiệm vào đâu?
CafeLand - Những ngày cuối năm Canh Tý (2020), các ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể trong mức lãi suất huy động tiền gửi. Các ngân hàng quốc doanh tiếp tục nằm cuối bảng xếp hạng lãi suất…
-
Vì đâu nợ xấu ngân hàng “bốc hơi” hàng tỷ đồng chỉ trong 3 tháng cuối năm 2020?
CafeLand - Nợ xấu “dềnh lên” năm 2020 là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng ghi nhận tình hình tương tự đến hết quý III/2020, mức dư nợ xấu tăng 30,5% so với cuối năm trước. Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng cuối năm, nhiều ngân hàng đã kiểm soát được nợ xấu một cách đầy cách bất ngờ.
-
Gần 150 tỷ USD biến mất khỏi thị trường tiền điện tử sau khi Bitcoin trượt giá
CafeLand - Khoảng 150 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền điện tử trong ngày hôm qua, sau khi giá Bitcoin và hàng loạt loại tiền kỹ thuật số khác sụt giảm.
-
TP.HCM mong muốn Kazakhstan hỗ trợ thiết kế, xây dựng và vận hành trung tâm tài chính quốc gia
Sáng ngày 15/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã tiếp và làm việc với ông Renat Bekturov, Thống đốc Trung tâm Tài chính quốc tế Astana (AIFC) của Kazakhstan, trong khuôn khổ chuyến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam....
-
TP.HCM “đặt hàng” Tập đoàn The Asia Group hợp tác phát triển 4 lĩnh vực chiến lược
Ngày 15/7, trong khuôn khổ chương trình tiếp xúc ngoại giao, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và làm việc với ông Daniel Kritenbrink – cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, hiện là lãnh đạ...
-
Tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản mở rộng đầu tư chiến lược tại Việt Nam
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản), đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.