Cafeland – Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang khiến cho thị trường bất động sản điêu đứng. Hàng trăm doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, kéo theo đó là số phận bấp bênh của hàng ngàn nhân viên môi giới. Tuy nhiên, trong vòng xoáy khốc liệt đó vẫn có những người biết cách tạo ra “cửa sống” cho mình.

Đìu hiu phố bất động sản

Ở giai đoạn 2015-2018, thị trường bất động sản TP.HCM bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều đoạn thuộc các tuyến đường tại quận 9 như Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp… được nhiều môi giới ví von là “phố bất động sản” bởi hàng loạt sàn giao dịch và công ty môi giới mọc lên san sát nhau.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn hình ảnh nhộn nhịp của những khu phố này. Phần lớn trụ sở của công ty, sàn môi giới trên tuyến đường đều đóng cửa, hoặc đăng thông báo cho thuê lại mặt bằng. Số khác vẫn cố gắng bám trụ nhưng chỉ hoạt động cầm chừng.

Nhân viên của một công ty bất động sản tại đây cho biết, công ty chỉ mới hoạt động bình thường trở lại sau khi đợt dịch bệnh đầu tiên được kiểm soát. Chưa kịp vui mừng thì nay dịch bệnh bùng phát trở lại nên chưa biết sắp tới sẽ ra sao.

Nhiều công ty, sàn môi giới bất động sản phải đóng cửa trước làn sóng Covid

Anh Huy, một nhân viên môi giới chia sẻ, dù thị trường khó khăn nhưng anh vẫn tìm cách để bám trụ với nghề. Không có sản phẩm mới, Huy tập trung vào mảng chuyển nhượng và cho thuê lại.

Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trở lại khiến cho việc cho thuê gặp khó khăn. Nhiều khách có ý định thuê trước đó nay phải huỷ do lo ngại công việc bất định trong thời gian sắp tới. Một số khách thuê là người nước ngoài vẫn còn hợp đồng nhưng chưa thể quay trở lại khi các đường bay quốc tế chưa mở cửa.

Giám đốc một công ty môi giới tại quận 9 chia sẻ, từ đầu năm đến nay dường như không hoạt động được gì. Ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội đã phá tan mọi kế hoạch của doanh nghiệp. Công ty này trước đây có khoảng 15 nhân viên nhưng nay chỉ còn lại vài người.

“Thị trường vốn đã khó khăn khi nguồn cung khan hiếm, nay dịch bệnh kéo dài khiến cho doanh nghiệp nhỏ khó mà trụ vững. Nhiều anh em môi giới cũng phải bỏ nghề chạy Grab để kiếm sống”, vị giám đốc trẻ chua chát.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định dịch Covid-19 bùng phát đã khiến thị trường bất động sản trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có.

Trong đợt dịch bùng phát đầu năm, trong tổng số khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực môi giới thì có tới 1/3 sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa. Bên cạnh đó, khoảng 500 sàn phải tạm dừng hoạt động một phần.

Đứng trên vai người khổng lồ

Trái ngược với nhiều môi giới bất động sản đang rơi vào cảnh thất nghiệp, Minh Hoà, nữ môi giới đang làm việc cho một tập đoàn bất động sản lớn tại TP.HCM vẫn bận “tối mắt, tối mũi”.

Minh Hoà chia sẻ, cô có được công việc ổn định như vậy là bởi quyết định sáng suốt từ trước đó. Những năm trước, cô từng trải qua rất nhiều công ty, sàn môi giới nhỏ lẻ. Tuy nhiên, sau một thời gian cô nhận thấy những môi trường này thiếu ổn định và khó bền vững để theo nghề.

Do đó, cô quyết tâm ứng tuyển vào một tập đoàn bất động sản lớn thuộc dạng nhất nhì tại TP.HCM. Dù quá trình tuyển chọn nhân sự của doanh nghiệp này rất khắt khe, đào thải liên tục nhưng chính điều đó giúp Hoà học hỏi được rất nhiều. Và những khác biệt của một “ông lớn” so với phần còn lại thể hiện rất rõ trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Hoà cho biết, dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài cộng với việc khan hiếm nguồn hàng mới đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp bất động sản nhỏ lẻ có tiềm lực tài chính hạn chế phải “phơi áo” trong thời gian qua. Hàng ngàn nhân viên môi giới rơi vào cảnh thất nghiệp, bỏ nghề.

Trong khi đó, những tập đoàn lớn tuy có bị ảnh hưởng nhưng nhờ có nguồn tài chính vững mạnh, cùng kế hoạch phát triển có tầm nhìn dài hơi nên hoạt động không bị đảo lộn.

Mặt khác, những doanh nghiệp này có rổ hàng lớn và đa dạng. Hiện tập đoàn của Minh Hoà đang phát triển nhiều dự án tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác. Sản phẩm đa dạng từ căn hộ, nhà phố đến bất động sản nghỉ dưỡng. Cái mác của một doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi uy tín cũng giúp cô rất nhiều trong việc tạo dựng lòng tin của khách hàng.

Có một sự khác biệt mà Minh Hoà cảm nhận rõ rệt giữa các nhóm khách hàng mà cô đã làm việc. Nếu như trước đây phần lớn khách mua đều chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chọn cách đầu tư lướt sóng thì những khách hàng hiện tại là những nhà đầu tư có kinh nghiệm và tầm nhìn dài hạn. Đặc biệt, họ luôn có cái nhìn lạc quan trong cách đầu tư.

Nhiều người cho rằng, dịch bệnh sẽ làm tê liệt thị trường bất động sản nhưng thực tế ngược lại. Bằng chứng là các dự án cô đang bán được khách hàng tiêu thụ rất nhanh.

“Những người có tiền họ luôn tìm thấy cơ hội đầu tư, dù đó là nghịch cảnh. Chẳng hạn, Covid-19 mang lại khó khăn nhưng cũng là cơ hội để họ săn tìm những sản phẩm có giá phải chăng, hoặc tận dụng các chương trình chiết khấu, khuyến mãi, gói tài chính hấp dẫn kích cầu của chủ đầu tư. Những nhà đầu tư này có tiềm lực tài chính lớn, họ khác biệt với những người chỉ lướt sóng”, Hoà nói.

Nữ môi giới này cho rằng, trong vòng xoáy bất định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người làm nghề môi giới muốn tồn tại thi phải biết cách “đứng trên vai người khổng lồ”. Làm việc dưới chiếc ô che chở của những tập đoàn lớn đã tạo dựng được uy tín, có nguồn sản phẩm dồi dào là lựa chọn khôn ngoan để môi giới vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

927 doanh nghiệp đóng cửa

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2020, có 63.461 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,9% so với cùng kỳ 2019.

Trong đó bao gồm 32.722 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 41,5%), 21.802 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 12,2%), 8.937 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 3,5%).

Bất động sản là một trong những lĩnh vực dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2020 có 927 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản tạm ngưng hoạt động, tăng 98,5% so với cùng kỳ năm 2019.

  • Nghề môi giới bất động sản không còn “dễ ăn”

    Nghề môi giới bất động sản không còn “dễ ăn”

    CafeLand – Làm môi giới bất động sản rất khó trụ được lâu ở một công ty, nhiều khi chỉ sau một dự án là phải nhảy công ty khác. Nhiều người bỏ cuộc chơi do áp lực đào thải của nghề này quả lớn.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.