Mexico điều tra thép Trung Quốc và Việt Nam
Theo thông báo từ Bộ Kinh tế Mexico, nước này đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Bước đi này không đơn thuần là một hành động riêng lẻ, mà là mắt xích mới nhất trong chuỗi các biện pháp bảo hộ mà Mexico đã triển khai trong những tháng gần đây, bao gồm cả các cuộc điều tra với dây hàn và hàng dệt may giá rẻ.
Không dừng lại ở thép, cùng ngày 3/3, Bộ Kinh tế Mexico còn công bố áp dụng mức phí tạm thời 0,8324 USD cho mỗi kg cao su tổng hợp styrene-butadiene nhập khẩu từ Trung Quốc với cáo buộc bán phá giá.
Được biết, HRC là nguyên liệu thượng nguồn sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác.
Nhu cầu thép HRC tại Việt Nam được ước tính khoảng 10 - 13 triệu tấn/năm nhưng sản lượng mặt hàng này trong nước tối đa khoảng 8 triệu tấn.
Hiện mới chỉ có 2 doanh nghiệp là Hoà Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) sản xuất được thép HRC.
Ở diễn biến khác, Bộ Công Thương mới đây quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, mức thuế áp dụng dao động từ 19,38% đến 27,83% nhằm hạn chế tình trạng thép HRC giá rẻ tràn vào Việt Nam, gây sức ép lên ngành sản xuất trong nước.
-
Sau lệnh ÁP THUẾ thép Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất thép lớn trong nước bất ngờ TĂNG GIÁ BÁN
Động thái tăng giá thép lần này diễn ra ngay sau khi Bộ Công Thương công bố áp thuế chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc với mức 19,38 - 27,83%.
-
TIN VUI cho các nhà sản xuất thép lớn trong nước sau 1 năm chờ đợi
Sản phẩm thép xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời khoảng 19,38-27,83%, áp dụng từ ngày 8/3. Việc này nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép cán nóng gia tăng nhanh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thời gian tới.
-
Thị trường thép đối mặt thách thức mới: Nam Phi mở cuộc điều tra thép cuộn nhập khẩu
Bộ Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp chủ động hợp tác, đồng thời chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu trong trường hợp Nam Phi quyết định áp thuế tự vệ đối với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu.








-
Doanh nghiệp nói gì về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% với tôn mạ Việt Nam?
Theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ, thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...