Năm ngoái, Bộ Công Thương đã điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc trong giai đoạn từ 1/7/2023 đến 30/6/2024. Cuộc điều tra được khởi xướng sau khi cơ quan này nhận được yêu cầu từ hai doanh nghiệp đại diện ngành sản xuất trong nước là Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất và công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.
Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-BCT ngày 21/2/2025 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời với hàng hóa bị điều tra có xuất xứ Trung Quốc từ 19,38-27,83%. Các mức thuế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được ban hành.
Thuế chống bán phá giá tạm thời có thời hạn 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định pháp luật.
Trong khi đó, với hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ, kết quả điều tra cho thấy có hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu không đáng kể (dưới 3%). Vì vậy, hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép Trung Quốc
Quyết định của Bộ Công Thương nêu rõ, hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là sản phẩm thép HRC có đặc tính cơ bản là sắt, thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng; được cán nóng; độ dày từ 1,2 mm đến 25,4 mm; chiều rộng không quá 1.880 mm; chưa được gia công quá mức cán nóng; đã tẩy gỉ hoặc không tẩy gỉ; không dát phủ, phủ, mạ hoặc tráng; có phủ dầu hoặc không phủ dầu; hàm lượng carbon nhỏ hơn hoặc bằng 0,3% tính theo khối lượng.
Các sản phẩm là thép không gỉ không thuộc phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Sản phẩm thép cán nóng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được phân loại theo các mã số hàng hoá (mã HS): HS 7208.25.00, 7208.26.00, 7208.27.19, 7208.27.99, 7208.36.00, 7208.37.00, 7208.38.00, 7208.39.20, 7208.39.40, 7208.39.90, 7208.51.00, 7208.52.00, 7208.53.00, 7208.54.90, 7208.90.90, 7211.14.15, 7211.14.16, 7211.14.19, 7211.19.13, 7211.19.19, 7211.90.12, 7211.90.19, 7225.30.90, 7225.40.90, 7225.99.90, 7226.91.10, 7226.91.90.
Bộ Công Thương cho biết cơ quan này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương trong quá trình điều tra vụ việc. Họ đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, đánh giá tác động từ hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu với sản xuất trong nước.
Mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc cũng được xem xét kỹ lưỡng.
Trong năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 19 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép. Trong đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ là 238,6 triệu USD và giá trị nhập từ Trung Quốc lên tới gần 12,03 tỷ USD.
Năm vừa qua, thép Trung Quốc chiếm phần lớn trong số lượng nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu do giá bán từ thị trường này thấp hơn 30-70 USD, tùy từng loại sản phẩm, so với các thị trường khác.
Điều này xuất phát từ thực tế Trung Quốc chưa thoát khỏi khủng hoảng “thừa thép”, tiêu thụ nội địa giảm buộc các nhà sản xuất thép nước này phải đẩy mạnh xuất khẩu với giá thấp để giải phóng bớt hàng tồn kho.
Về thị phần thép xây dựng, Hòa Phát đã gia tăng thị phần lên 38% so với mức 35% trong năm 2023 nhờ tăng sản lượng tại các các dự án hạ tầng, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Trong khi đó, thị phần tôn mạ có xu hướng giữ ổn định, với các công ty có thị phần lớn nhất gồm Hoa Sen, Nam Kim và Tôn Đông Á.
Tại báo cáo mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng các nhà sản xuất thép có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép (bị áp thuế chống bán phá giá).
-
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
-
Bộ Công Thương sẽ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.








-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...
-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.