Tại diễn đàn phòng vệ thương mại lần thứ nhất với chủ đề “Phòng vệ thương mại: Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững” diễn ra tại TP. HCM này 11/10 mới đây, ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết các công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng theo đúng quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế đang góp phần hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước phát triển bền vững.
Đến hết tháng 9/2024, Việt Nam đã tiến hành 30 cuộc điều tra phòng vệ thương mại và đang duy trì áp dụng 22 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu. Các nhóm sản phẩm như thép, xơ sợi, đường, bột ngọt…
Tổng doanh thu hằng năm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại ước đạt 475.000 tỷ đồng. Số lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp khoảng trên 36.000 người. Thu ngân sách hằng năm từ thuế phòng vệ thương mại đạt từ 1.200 tỷ đến 1.500 tỷ đồng.
Diễn đàn phòng vệ thương mại: Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành thép, ông Đinh Quốc Thái, Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhấn mạnh, ngành thép là ngành hàng có tính cạnh tranh cao nhưng luôn có tình trạng dư cung trên toàn cầu.
Do đó, dễ xảy ra hiện tượng doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá để giải quyết lượng tồn kho, đặc biệt trong những giai đoạn mà thị trường tại nước xuất khẩu gặp khó khăn.
Chính vì vậy, thép là một trong những ngành hàng có số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất.
Đại diện VSA cho biết trong giai đoạn 2013-2017, ngành thép Việt Nam đã từng đối mặt với nguy cơ phá sản do lượng thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Nhờ các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng từ năm 2020, các doanh nghiệp thép trong nước đã phục hồi và cải thiện doanh thu. Đồng thời, đã xây dựng được chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ thép cán nóng, thép cán nguội, thép mạ, đủ năng lực để mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác.
Tuy nhiên, tình trạng nhập khẩu hiện tại lại khiến các doanh nghiệp này đối mặt với nguy cơ mất thị trường nội địa một lần nữa.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 8,8 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, lượng thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 72%, tương đương 6,3 triệu tấn, trong khi sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ đạt 5,1 triệu tấn.
Nguyên nhân chủ yếu là do giá bán từ thị trường Trung Quốc thấp hơn từ 30-70 USD so với các thị trường khác. Điều này xuất phát từ tình trạng khủng hoảng dư thừa thép ở Trung Quốc, khiến quốc gia này phải đẩy mạnh xuất khẩu với giá thấp để giải phóng hàng tồn kho.
Trước tình hình trên, Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã nộp đơn khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Đáp lại yêu cầu, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra chống bán phá giá vào ngày 26/7/2024. Tuy nhiên, quá trình điều tra có thể kéo dài đến một năm, trong khi thép nhập khẩu vẫn tiếp tục tràn vào thị trường, gia tăng áp lực lên các doanh nghiệp nội địa.
Ngành thép là công nghiệp mũi nhọn, quan trọng với bất kỳ quốc gia nào nên cần phải khuyến khích phát triển, ưu tiên bảo vệ sản xuất trong nước.
Để bảo vệ ngành thép Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần đẩy nhanh quá trình điều tra chống bán phá giá và áp dụng các biện pháp tạm thời như tăng cường kiểm tra và giám sát nhập khẩu.
Đồng thời, việc đầu tư vào sản xuất thép HRC trong nước cũng cần được khuyến khích thông qua các chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ.
Theo các chuyên gia kinh tế, thép là ngành công nghiệp xương sống, tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Nếu không có những biện pháp phòng vệ thương mại mạnh mẽ, thép giá rẻ từ nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thép trong nước.
-
Hé lộ thời điểm siêu dự án thép 85.000 tỷ đồng tại Quảng Ngãi đi vào hoạt động
Được Hòa Phát đầu tư 85.000 tỷ đồng (hơn 3 tỷ USD), dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2 tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã hoàn thành 80% tiến độ phân kỳ 1 và 50% phân kỳ 2, dự kiến sẽ có sản phẩm chạy thử nóng lò cán đầu tiên vào cuối năm 2024.
-
Thép cuộn cán nóng nhập khẩu tiếp tục “ồ ạt” vào Việt Nam, hơn 2/3 là thép Trung Quốc
Gần 8,8 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) được nhập về Việt Nam trong 9 tháng năm 2024, tăng 26% so với cùng kỳ. Có tới 72% số này đến từ Trung Quốc.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…