Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-BCT ngày 21/2/2025 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời với hàng hóa bị điều tra có xuất xứ Trung Quốc từ 19,38-27,83%. Các mức thuế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được ban hành.
Thuế chống bán phá giá tạm thời có thời hạn 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định pháp luật.
Động thái này cùng với tác động kép từ chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây sức ép lên các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thép trong nước. Theo đó, hàng loạt doanh nghiệp đã công bố điều chỉnh giá bán các sản phẩm thép trước áp lực chi phí nguyên vật liệu gia tăng.
Giá thép đồng loạt tăng mạnh sau lệnh áp thuế chống bán phá giá
Cụ thể, Hòa Phát cho biết trước áp lực giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào liên tục leo thang, công ty quyết định điều chỉnh giá bán thép cây xây dựng D10 các loại, tăng thêm 150.000 đồng/tấn, áp dụng từ ngày 3/3/2025.
Hoa Sen cũng thông báo tăng giá nhiều sản phẩm, bao gồm tôn mạ, thép dày mạ và ống thép mạ kẽm, với mức điều chỉnh tăng 200.000 đồng/tấn. Giá bán mới sẽ được áp dụng từ ngày 4/3/2025.
Tương tự, công ty TNHH Thép Vina Kyoei thông báo tăng 50.000 đồng/tấn đối với thép cây D10 các loại, áp dụng từ ngày 1/3 cho đến khi có thông báo mới.
CTCP Tập đoàn VAS Nghi Sơn cũng quyết định tăng giá thép thanh D10 thêm 150.000 đồng/tấn, do biến động thị trường và chi phí nguyên liệu đầu vào leo thang. Mức giá mới sẽ có hiệu lực từ ngày 3/3.
Thép Việt Ý cũng không nằm ngoài xu hướng khi điều chỉnh giá thép cây D10 tăng thêm 100.000 đồng/tấn từ ngày 28/2, áp dụng trên toàn quốc.
Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli Việt Nam cũng quyết định điều chỉnh tăng giá bán thép cây D10 các loại thêm 50.000 đồng/tấn. Việc điều chỉnh giá áp dụng từ 3/3/2025, trên phạm vi toàn quốc.
Đáng chú ý, đây là lần hiếm hoi các doanh nghiệp thép thông báo trước việc tăng giá đến đại lý nhiều ngày. Trước đó, phần lớn các thông báo điều chỉnh giá của các nhà máy thép đều áp dụng ngay lập tức.
Đánh giá về tác động của việc áp thuế chống bán phá giá thép HRC xuất xứ từ Trung Quốc, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), quyết định áp thuế tạm thời với thép cuộn cán nóng trước khi có kết luận chính thức cho thép mạ đã tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.
Theo VSA, sự thiếu đồng bộ này là giá Thép cuộn cán nóng tăng cao do thuế tạm thời, kéo theo chi phí sản xuất thép mạ nội địa leo thang. Trong khi đó, thép mạ nhập khẩu giá rẻ vẫn tự do chiếm lĩnh thị trường, đặt doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vừa phải gánh chi phí nguyên liệu đắt đỏ, vừa đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại.
VSA cảnh báo, nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ ngành thép mạ bị tổn thương mà toàn bộ chuỗi giá trị ngành thép nội địa cũng sẽ bị kéo lùi nghiêm trọng.
-
Trong bối cảnh phục hồi của ngành thép và thông tin tích cực tới từ thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc được đưa ra, cổ phiếu thép này đang cho thấy sự hấp dẫn với tiềm năm tăng trưởng 43% so với thị giá hiện tại.
-
Tin vui cho nhà đầu tư: Cổ phiếu thép bứt phá mạnh sau tin áp thuế thép Trung Quốc
Nhóm cổ phiếu thép đồng loạt tăng mạnh ngay đầu phiên 24/2 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời lên tới 27,83% đối với thép Trung Quốc.
-
TIN VUI cho các nhà sản xuất thép lớn trong nước sau 1 năm chờ đợi
Sản phẩm thép xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời khoảng 19,38-27,83%, áp dụng từ ngày 8/3. Việc này nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép cán nóng gia tăng nhanh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thời gian tới.








-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán....
-
Vụ sập tòa nhà 30 tầng ở Thái Lan: Phát hiện thép xây dựng không đạt chuẩn, sản xuất tại 1 nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa
Thái Lan cho biết một số mẫu thép trong tòa nhà bị sập ở Bangkok là loại không đạt tiêu chuẩn, được sản xuất từ một nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa từ tháng 12/2024.
-
Chuyện Gì Đang Xảy Ra? Các nhà máy thép Trung Quốc đột ngột cắt giảm sản lượng
Một số nhà máy thép lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm dư cung trên thị trường.