Ngày 16/12, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) đã xuất xưởng và gắn biển công trình Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA. Đây là máy biến áp 500kV có công suất lớn nhất trên lưới điện truyền tải Việt Nam.
Đại diện EEMC cho biết, quá trình chế tạo máy biến áp này đã được triển khai khẩn trương từ tháng 9/2024. Trước đó, công ty đã thực hiện nhiều công việc chuẩn bị như xây dựng phòng thí nghiệm 500kV, nâng cấp nhà xưởng, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại.
Sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia "Hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo tổ máy biến áp 500kV-3x300MVA".
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất
Quá trình sản xuất được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ kỹ sư thiết kế và công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt mức cao nhất. Đến nay, máy biến áp 500kV - 3x300MVA đã hoàn tất chế tạo và vượt qua tất cả các hạng mục thử nghiệm xuất xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.
Như vậy, đây cũng là lần đầu tiên một doanh nghiệp trong nước làm chủ công tác thiết kế và chế tạo thành công máy biến áp 500kV có công suất lớn nhất trên lưới điện truyền tải quốc gia.
Dự án là tiền đề nghiên cứu phát triển sản phẩm mới như biến dòng điện, biến điện áp, kháng điện 500kV, trạm GIS cách điện bằng khí sạch, dao cách ly… tăng tỉ lệ nội địa hóa.
Với chủ trương tăng cường nội địa hóa, sản xuất trong nước, EEMC đã sản xuất nhiều sản phẩm như sản phẩm điện áp MBA 110kV, 220kV và 500kV..
Ông Đặng Hoàng An, chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng, với khả năng thiết kế, chế tạo của EEMC đã giúp cho 80% máy biến áp 220kV vận hành và 50% máy biến áp 110kV, với tổng số 1.100 máy đưa vào vận hành trên hệ thống điện Việt Nam, đảm bảo tính an toàn.
Bộ Công Thương cho biết, việc Quốc hội thông qua Luật Điện lực, với quy định một số hạng mục, thiết bị buộc phải sản xuất tại Việt Nam. Điều này vừa mở ra dung lượng thị trường lớn, cũng như là thách thức cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở luật, bộ sẽ trình Chính phủ thông qua nghị định để đạt được chỉ tiêu là các hạng mục, thiết bị sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu, gắn với hỗ trợ về vốn, nguồn lực đầu tư. Cùng đó, bộ sẽ ban hành danh mục, hạng mục thiết bị để tăng cường năng lực sản xuất, bởi hiện nay một tỉ lệ lớn trang thiết bị phục vụ cho ngành điện vẫn phải nhập khẩu.
Đặc biệt, sắp tới phát triển các nguồn điện mới như điện gió ngoài khơi, liên quan tới an ninh quốc gia, nên dự kiến toàn bộ trang thiết bị phải được sản xuất trong nước. Bao gồm các máy biến áp, hạ áp, truyền tải...
Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị EEMC chú trọng nghiên cứu, đầu tư, tận dụng cơ hội và dung lượng thị trường, tăng tính hiệu quả.
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
-
Vỏ container “made in Vietnam” được làm từ thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Sản phẩm này được thiết kế, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc vận chuyển hàng hóa xuyên lục địa.
-
Tìm ra loại vật liệu mới có thể giúp con người tàng hình
Vật liệu tàng hình do các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát triển sử dụng thay đổi phân tử để hòa lẫn hoàn hảo vào môi trường. Loại vật liệu này phù hợp cho ứng dụng quân sự và kiến trúc.
-
Tạo ra vật liệu mới cho pin mặt trời bằng AI
Các nhà khoa học cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tìm ra vật liệu tối ưu cho pin mặt trời từ việc kết hợp silicon với một vật liệu khác.
-
Container “made in Vietnam” vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics đến từ Mỹ, Brazil, Ấn Độ...
Sau nhiều năm đầu tư sản xuất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, những vỏ container “made in Vietnam” đã được Tập đoàn Hòa Phát giới thiệu đến thị trường thế giới tại Triển lãm Intermodal Europe 2024.