Liên tiếp thời gian vừa qua, các cơ quan báo chí tiếp nhận hàng chục đơn thư tố cáo hành vi chiếm dụng vốn góp, chiếm dụng tiền của khách hàng khi mua căn hộ tại các dự án. Sau khi cơ quan báo chí vào cuộc cùng với dư luận cả nước những khuất tất trong nhiều dự án được phanh phui. Có những dự án sau khi thu tiền của khách hàng hàng năm trời cũng chỉ có một bãi đất trống.
Bức xúc trước sự vi phạm tiến độ trầm trọng của chủ đầu tư, người mua có đến hỏi cũng chỉ nhận được câu trả lời chung chung. Hầu hết chủ đầu tư đều đổ lỗi cho tác động của kinh tế gây nên khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng về hướng giải quyết chủ đầu tư đều chưa đưa ra một phương án cụ thể.
Dự án chung cư La Bonita đến nay vẫn đang dang dở, chủ đầu tư dù đã đồng ý thanh lý hợp đồng cho khách hàng tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện
Bên cạnh đó không ít chủ đầu tư đưa ra phương án, trả tiền lại cho khách hàng nhưng tất cả chỉ trên giấy tờ và không thực hiện. Trong công việc tư vấn luật cho khách hàng mất quyền lợi tại dự án "ma", Luật sư Trần Đình Triển thừa nhận đây là những vấn đề thường gặp nhất. Theo Luật sư Triển, ngay cả khi chủ đầu tư đồng ý hoàn trả vốn góp cho khách hàng nhưng đó chỉ là kế “hoãn binh” vì hầu hết các doanh nghiệp này đều không thực hiện theo cam kết đã ký.
Cũng theo Luật sư Trần Đình Triển, cái khó chính là không thiếu người đòi quyền lợi cho người tiêu dùng vướng vào các dự án "ma" nhưng người dân thường nhầm thẩm quyền trong các cơ quan.
Trường hợp chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Phú Nhuận – TP.HCM) mua nhà dự án La Bonita do Công ty TNHH BĐS Nam Thị làm chủ đầu tư là một ví dụ.
Khi chị Tuyết phát hiện dự án chung cư La Bonita có dấu hiệu vi phạm tiến độ thi công, cụ thể là đang xây dựng tầng 3 dự án bỗng nhiên dừng lại không có lý do, chị Tuyết đề nghị được thanh lý hợp đồng, phía chủ đầu tư đồng ý ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Tuy nhiên sau đó chủ đầu tư là Công ty Nam Thị do ông Nguyễn Anh Quốc làm giám đốc không trả tiền cho khách hàng. Sau đó chị Tuyết đã đưa đơn khởi kiện, tuy nhiên dù Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh đã có giấy triệu tập nhưng Công ty TNHH BĐS Nam Thị vẫn không đến.
Sau đó Công ty Nam Thị có dấu hiệu bỏ trốn bằng việc chuyển địa điểm không thông báo cho khách hàng. Tuy nhiên dù kêu cứu nhiều cửa nhưng chị Tuyết vẫn chưa tìm được ai có thể giải quyết lấy lại quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
Đứng trước câu hỏi này, Luật sư Trần Đình Triển cho biết: “Người tiêu dùng nên chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, gửi đơn tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra, để họ xem xét điều tra có kết luận và gửi Viện kiểm sát nhân dân để tiến hành khởi tố”.
Đồng thời theo Luật sư Triển người tiêu dùng khi vướng mắc những tình huống này cũng nên tìm đến văn phòng tư vấn luật để có thể hiểu hơn vấn đề và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
Cũng theo Luật sư Triển trong thực tế không phải trường hợp nào người tiêu dùng đưa đơn tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra về sai phạm của chủ đầu tư các dự án “ma” cũng được giải quyết nhanh gọn.
Thậm chí nhiều trường hợp, cơ quan nhà nước có trách nhiệm sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của người dân cũng chỉ xem xét qua loa, có hoặc chậm đưa ra kết luận, câu trả lời cho người dân. “Người dân mất một khoảng thời gian chờ đợi khá lâu để có được câu trả lời. Nhưng câu trả lời của cơ quan này thường không rõ ràng, có dấu hiệu không minh bạch làm thiếu sự tin tưởng của người dân” – Luật sư Triển nhận định.
Từ thực tế đó, theo Luật sư Triển các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đền quy hoạch các dự án bất động sản cần đưa ra quyết sách xử lý chủ đầu tư của những dự án chậm tiền độ. Việc thu hồi đất cho những dự án này là điều cần thiết tuy nhiên cũng phải buộc chủ đầu tư bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Đồng thời Luật sư Triển cho rằng ra tăng hình phạt cho loại tội phạm trong bất động san để có tính răng đe.
Luật sư Trần Đình Triển người dân nên tố cáo hành vi phạm pháp của chủ đầu tư đến cơ quan cảnh sát điều tra
Theo Luật sư Triển để dẫn đến việc nhiều người tiêu dùng bị mất trắng trong những dự án “ma” có một phần nguyên nhân từ chính người dân. Trước hết là do nhu cầu nhà ở của một bộ phận dân cư, cùng với đó là nhiều người dân do tham nghe lời PR quảng cáo của doanh nghiệp với chiêu bài “bán nhà giá gốc”. Do đó đổ tiền ra mua mà không tìm hiểu thông tin kỹ dẫn đến tình trạng bị lừa.
Theo Luật sư Triển tuy không là người trực tiếp tham gia “lừa” người tiêu dùng, nhưng vì lợi nhuận kinh tế không ít cơ quan truyền thông đứng ra tuyên truyền quảng bá cho những dự án “ma” mà không biết. Thậm chí ngay cả khi dự án vi phạm tiến độ nhưn trên các trang thông tin vẫn quảng cáo rầm rộ. Điều này ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người tiêu dùng.