Báo cáo định nghĩa khái niệm thành phố bất động sản cao cấp bao gồm thị trường bất động sản nhà ở cao cấp phát triển, thị trường có xu hướng tăng trưởng trong tương lai và được so sánh với 10 thị trường bất động sản hàng đầu khác trên thế giới như Cote d’Azur, Hong Kong, Los Angeles, Miami, New York, Paris, San Francisco, Sydney, Toronto.
Chỉ số của CIRE xếp hạng các thành phố dựa trên các tiêu chí như tổng giá trị bất động sản cao cấp được giao dịch, giá bất động sản/đơn vị diện tích, tỉ lệ giữa người mua nội địa và người mua nước ngoài và tương quan giữa khối lượng bất động sản cao cấp và dân số của thành phố đó.
Luân Đôn đứng đầu trong danh sách với tổng khối lượng giá trị giao dịch nhà ở đạt 101,5 triệu USD và đạt trung bình 4.683 USD/đơn vị diện tích. Hồng Công đứng thứ hai với 2.578 USD/đơn vị diện tích. Ước tính trong năm 2013, số lượng bất động sản cao cấp tại Luân Đôn tăng 20%, tương đương 5.693 tài sản.
Báo cáo cũng cho biết, thành phố New York cũng có khối lượng giao dịch bất động sản cao cấp tăng mạnh mặc dù bất động sản tồn kho trên thị trường này vẫn ở mức khá cao. Trong khi đó, Los Angeles là thành phố đạt tổng khối lượng giao dịch cao nhất nước Mỹ với 74,5 triệu USD.
Mặc dù chính sách can thiệp chính phủ tác động lên khối lượng giao dịch trên thị trường bất động sản, Hong Kong vẫn đứng ở vị trí thứ tư với 83,8 triệu USD.
“Các thành phố lớn trên thế giới đang ngày càng trở nên hấp dẫn, Luân Đôn với đặc điểm là thị trường năng động, minh bạch và an toàn đang thu hút nhiều nhà đầu tư và người mua nhà trên thế giới. Một thành phố tuyệt vời để sinh sống”, Andy Martin, đại cổ đông của Strutt & Parker – chi nhánh của CIRE tại Anh nhận định.
-
Dân châu Âu chật vật với tiền nhà
Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã gây áp lực đặc biệt lên thị trường bất động sản tại châu Âu.
-
Nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền”
Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai (25/3), nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền” nhất trong số các quốc gia tiên tiến.
-
Giá bất động sản thương mại châu Âu chạm đáy, đã đến lúc mua vào
Phá sản, nợ xấu và giá trị sụt giảm - những biểu tượng khủng hoảng của thị trường bất động sản châu Âu – đã kéo dài từ năm 2023 đến nay và vẫn chưa có hồi kết.