Long An có nhiều thế mạnh để mời gọi đầu tư
Theo CTTĐT tỉnh Long An, sáng ngày 29/11, UBND tỉnh Long An đã tổ chức toạ đàm thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh với doanh nghiệp Singapore. Tham dự có Tổng lãnh sứ Singapore tại TP.HCM và nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến từ đảo quốc sư tử.
Theo lãnh đạo tỉnh Long An, địa phương có vị trí chiến lược quan trọng. Là cửa ngõ với TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, giao thương với Campuchia thông qua Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, có tiềm năng lớn về vận tải đường biển với Cảng Quốc tế Long An. Đây là những thế mạnh để Long An bứt phá phát triển.
Do đó, tỉnh Long An mời gọi các doanh nghiệp Singapore đầu tư các lĩnh vực như: công nghệ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số; chuyển đổi năng lượng xanh; hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị; y tế; công nghiệp chế biến, chế tạo, vật liệu, điện tử; phát triển thị trường tài chính….
Đặc biệt, Long An mong muốn doanh nghiệp Singapore tiếp tục nghiên cứu đầu tư, phát huy hiệu quả mô hình các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore theo hướng bền vững, tiến tới hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao tại tỉnh.
Tham khảo: Bản đồ quy hoạch tỉnh Long An
Tổng lãnh sứ Singapore cho biết, Long An đã áp dụng nhiều chính sách và dự án để cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh, và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp Singapore đã và đang quan tâm đến nhiều dự án ở Long An.
Tổng lãnh sứ Singapore đánh giá, có nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm và cùng có lợi để có thể cùng thực hiện, như là các lĩnh vực: năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, logistics, nông nghiệp, và du lịch.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An, hiện nay, Singapore là quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư FDI với hơn 4 tỉ USD, chiếm 37% trong tổng số vốn FDI từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại tỉnh.
Trong khi đó, nếu tính trên cả nước, Singapore đang là nước đứng thứ 2/143 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 3.300 dự án và 73 tỉ USD đăng ký.
Những dự án của Singapore tập trung vào thế mạnh của đảo quốc này như công nghệ cao, hạ tầng công nghiệp, khu đô thị.
Trong đó, nổi bật là các khu công nghiệp mang thương hiệu VSIP (khu công nghiệp Việt Nam – Singapore). Thống kê đến nay, trên cả nước có 13 khu công nghiệp tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
-
5 lĩnh vực chính đang được Long An tập trung mời gọi đầu tư trong nước và quốc tế
Tỉnh Long An đã và đang lên kế hoạch mời gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư vào 5 lĩnh vực mà địa phương này có thế mạnh và nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Trong đó, nhấn mạnh về công nghiệp, đô thị công nghiệp và dịch vụ cảng, logistics…
-
Huy động 8.700 tỷ đồng trái phiếu, Thái Sơn – Long An được trái chủ chấp thuận giải chấp quyền sử dụng đất dự án 267 ha ở Long An
Ngày 15/1, CTCP Thái Sơn – Long An đã tiến hành lấy ý kiến của người sở hữu trái phiếu về việc giải chấp và bổ sung tài sản bảo đảm của các trái phiếu được phát hành trong năm 2021.
-
Tỉnh “sát vách” TP.HCM vừa phê duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng gần 1.900 tỷ đồng
Dự án Trạm biến áp 500kV Long An và đường dây đấu nối được triển khai tại xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp đạt doanh thu 1 tỷ USD tiết lộ kế hoạch đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu khu vực về hạ tầng trí tuệ nhân tạo
Ngày 15/1 vừa qua, Tập đoàn FPT đã khởi công xây dựng trường Phổ thông Liên cấp FPT tại khu đô thị Thái Sơn Long Hậu, Cần Giuộc với tổng diện tích hơn 33.000m2.