Sau giai đoạn khó khăn trong nửa cuối năm ngoái, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp thép dần hồi phục trở lại trong hai quý gần đây.
Trong quý 2/2023, Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) ghi nhận doanh thu đạt 29.800 tỷ đồng trong quý 2/2023, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 1.448 tỷ đồng. Mặc dù đi xuống so với cùng kỳ năm 2022, song lợi nhuận trong quý 2 năm nay của HPG vẫn gấp 3,7 lần so với kết quả quý liền trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, Hòa Phát ghi nhận 56.665 tỷ đồng doanh thu, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế hơn 1.830 tỷ đồng, giảm 85%.
Nhiều điểm sáng dần xuất hiện với ngành thép trong dài hạn
Hiện tại, doanh nghiệp này được mệnh danh là “vua thép”, sở hữu 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép.
Chính vì vậy, những biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Hòa Phát có thể xem là “chỉ báo” có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp ngành thép.
Xuất hiện tín hiệu đảo chiều
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán VNDirect cho rằng triển vọng kinh doanh của Hòa Phát trong những tháng cuối năm nay sẽ khả quan hơn với nhiều điểm sáng đang dần xuất hiện.
Nguồn cung bất động sản nội địa kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2024
VNDirect kỳ vọng nguồn cung bất động sản sẽ hồi phục trong những quý tới và sôi động trở lại kể từ nửa cuối năm 2024, qua đó thúc đẩy nhu cầu thép.
Đơn vị chứng khoán này cho biết, nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh do ngành bất động sản ảm đạm, lãi suất mua nhà tăng hay room tín dụng bị hạn chế. Những diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản kể từ quý 2/2022 đã khiến nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM và Hà Nội đã suy giảm đáng kể trong những quý gần đây.
Hiện tại, Chính phủ đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của thị trường bất động sản nhà ở nội địa trong thời gian gần qua.
Điển hình như Nghị định số 08 và Nghị quyết 33 cho phép các nhà đầu tư bất động sản có thể gia hạn các khoản nợ trái phiếu và ngân hàng làm giảm áp lực dòng tiền cho nhà đầu tư, tạo điều kiện các doanh nghiệp có thể triển khai các dự án trong tương lai.
Đồng thời, TP.HCM đặt mục tiêu tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho 50 dự án bất động sản trong năm 2023. Với kỳ vọng những rào cản này được gỡ bỏ, TP.HCM sẽ có khoảng 4.000-5.000 căn hộ được mở bán, giảm bớt áp lực thiếu hụt nguồn cung. Nhiều tỉnh thành khác như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận… cũng đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản.
Bên cạnh đó, VNDirect kỳ vọng rằng việc sửa đổi luật Đất đai vẫn đang đi đúng tiến độ và sẽ có hiệu lực từ nửa cuối năm 2024. Điều này sẽ đánh dấu bước ngoặt cho thị trường bất động sản khi những vướng mắc trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới sẽ được giải quyết, giúp nguồn cung nhà ở phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024-2025.
Giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh từ nửa cuối 2023
Cùng với thị trường bất động sản được dự báo khởi sắc, việc giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh từ nửa cuối 2023 cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành thép trong thời gian tới.
Hiện giá quặng sắt đã giảm nhẹ trong quý 2/2023 do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và tốc độ tăng sản lượng sản xuất thép tại Trung Quốc hạ nhiệt. Sau khi tăng mạnh lên mức cao nhất 120 USD/tấn vào tháng 3, giá quặng sắt giao ngay đã giảm xuống quanh mức 105-110 USD/tấn trong tháng 8.
Trong dài hạn, quốc gia chiếm gần 60% nhu cầu quặng sắt toàn cầu là Trung Quốc được dự báo sẽ giảm sản lượng sản xuất thép tới năm 2025. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu quặng sắt toàn cầu khoảng 1,1%/năm trong giai đoạn 2024-2025.
Một nguyên liệu đầu vào khác là than cốc, giá mặt hàng này đã giảm trong cả quý 1 lẫn quý 2/2023 do nguồn cung tại Australia tăng lên cũng như hoạt động sản xuất thép toàn cầu chậm lại và kỳ vọng nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc sau đại dịch đã không diễn ra.
Việc giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt hay than cốc được dự báo sẽ tiếp tục hạ nhiệt kỳ vọng cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp thép.
Hoạt động xuất khẩu khởi sắc hỗ trợ tiêu thụ thép
Một trong những động lực hồi phục cho sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát đến từ hoạt động xuất khẩu nửa cuối 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 trước khi bất động sản nội địa ấm trở lại.
Theo VNDirect, châu Âu và ASEAN tiếp tục là các thị trường xuất khẩu chính của Hòa Phát. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu tại Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giảm trong nửa cuối năm 2023, từ đó giảm áp lực cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu thép Việt Nam.
-
Vì sao ngành thép được kỳ vọng là điểm sáng trên thị trường vật liệu xây dựng nửa cuối năm 2023?
Sau thời gian gặp khó, gần đây đã xuất hiện nhiều điểm sáng cho ngành thép. Điều này mang đến kỳ vọng, từ nay đến cuối năm, thị trường vật liệu xây dựng nói riêng sẽ có lực đẩy mới.
-
Ngành thép vẫn khó, nhất là khi mùa mưa đang đến
Đó là nhận định của Chứng khoán Rồng Việt trong báo cáo mới đây về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thép nửa đầu năm 2023. Ngoài ra, đơn vị này còn lưu ý, quý 3 là mùa thấp điểm của ngành thép.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.