Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản trầm lắng đang tác động trực tiếp đến hệ sinh thái toàn ngành, khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng gặp khó.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, ngoài khó khăn do nhu cầu thị trường giảm thì ngành xi măng đang đối mặt với khó khăn về giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10% kể từ 1/1/2023. Riêng đối với mặt hàng xi măng, do không có trong biểu khung thuế nên không chịu thuế xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 2,8 triệu tấn với kim ngạch đạt hơn 123 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và 2,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm 25% so với cùng kỳ, chỉ đạt 18,54 triệu tấn với kim ngạch 807 triệu USD, giảm 3,8%. Giá xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 43,5 USD/tấn, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện nay, 3 thị trường xuất khẩu xi măng chính của Việt Nam là Philippines, Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Còn với clinker, các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Bangladesh, Philippines.
Trong giai đoạn này, nhiều quốc gia đang ghi nhận tăng mạnh sản lượng clinker và xi măng từ Việt Nam, trong đó phải kể đến Indonesia. Cụ thể, xuất khẩu mặt hàng này sang Indonesia sau 7 tháng đầu năm 2023 đạt 30.038 tấn, thu về gần 1,3 triệu USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2022, Indonesia chỉ nhập khẩu 81 tấn xi măng của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 42.000 USD.
7 tháng đầu năm 2023, quốc gia này đã nhập khẩu 30.038 tấn xi măng của Việt Nam, tăng 36.980% so với cùng kỳ năm ngoái
Như vậy, nhập khẩu clinker và xi măng từ Việt Nam của Indonesia trong 7 tháng đầu năm 2023 tăng 36.980% về lượng và tăng gần 3.000% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu clinker và xi măng vào thị trường này đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Trong 7 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân đạt 43,17 USD/tấn, giảm mạnh gần 92% so với cùng kỳ năm 2022 (515 USD/tấn).
Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành trong năm 2023 đạt khoảng 100-105 triệu tấn (dự kiến tăng 7 - 10% so với năm 2022). Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60-65 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 35-40 triệu tấn.
Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp ngành xi măng cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định. Đặc biệt, doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Xi măng "made in Vietnam" ngày càng đắt hàng tại Mỹ
Sản phẩm xi măng Vicem Hà Tiên được thị trường Mỹ đón nhận, đánh giá cao nhờ chất lượng xi măng “xanh”, ổn định và thân thiện môi trường.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....