Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu viên nén có xu hướng giảm. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 2 triệu tấn với giá trị gần 325 triệu USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 8,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Sau giai đoạn tăng nóng trong nửa cuối năm 2022, giá xuất khẩu viên nén trung bình nửa đầu năm nay của Việt Nam giảm nhẹ, đạt xấp xỉ 157 USD/tấn.
Kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023
Hiện tại, Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu viên nén lớn nhất của Việt Nam. Lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào 2 quốc gia này chiếm gần 100% tổng lượng và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam từ tất cả các thị trường trong suốt giai đoạn 2019 đến nay.
Cụ thể, trong nửa đầu năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu hơn 1,16 triệu tấn viên nén từ Việt Nam, trị giá hơn 195 triệu USD, tăng 5,65% về lượng và 28,88% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Hàn Quốc nhập khẩu hơn 840.000 tấn viên nén gỗ với trị giá gần 116 triệu USD, giảm hơn 33% về lượng và gần 43% về giá trị so với cùng kỳ.
Thị trường viên nén gỗ có giá trị 31 tỷ USD vào năm 2030
Báo cáo mới đây do Forest Trends phối hợp với VIFOREST, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định thực hiện cho thấy, Việt Nam hiện đang là quốc gia cung ứng viên nén lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.
Các chuyên gia của VIFOREST, Forest Trends dự báo, tổng cầu viên nén trên thế giới sẽ đạt khoảng 31 tỷ USD tới năm 2030. Trong đó, nhu cầu tại Nhật Bản, thị trường xuất khẩu viên nén của Việt Nam dự kiến tăng gấp 3 lần so với hiện tại.
Hiện một số công ty Mỹ đã bắt đầu chuyển hướng xuất khẩu từ EU sang Nhật Bản, do một số công ty Nhật Bản trả giá ưu đãi đối với các hợp đồng có mức giá cố định.
Các hợp đồng dài hạn đối với thị trường Nhật Bản ký từ năm 2021 bắt đầu giai đoạn mở rộng, lượng xuất khẩu vào thị trường này tăng. Tổng xuất khẩu viên nén từ tất cả các thị trường vào Nhật Bản trong 6 tháng đầu 2023 tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, bên cạnh xuất khẩu, nhu cầu viên nén cho tiêu thụ nội địa có thể tăng trong tương lai do cam kết giảm phát thải của Chính phủ và các doanh nghiệp tự giác chuyển đổi từ nguồn nguyên liệu phát thải cao sang viên nén.
Cụ thể, Tập đoàn Erex, công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng điện sinh khối của Nhật Bản cho biết sẽ bắt đầu sử dụng dăm gỗ, cần khoảng 6.000 tấn viên nén để cùng đốt với than ở nhà máy nhiệt điện Na Dương (110 MW).
Ngoài ra, Erex cũng đã khởi công xây dựng nhà máy viên nén tại Yên Bái, dự kiến hoàn tháng vào năm 2024 và bắt đầu thương mại vào tháng 1/2025.
"Việc thay thế (một phần) than sang viên nén tại một số nhà máy điện và lò hơi có thể hình thành cầu sử dụng viên nén tại thị trường nội địa trong tương lai", các chuyên gia Forest Trends nhận định.
-
Doanh nghiệp tất bật “vào mùa” cuối năm, ngành chế biến gỗ có thể thu về hơn 17 tỷ USD
Năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái, vượt hơn 13% kế hoạch năm. Đáng chú ý, ngành chế biến gỗ, lâm sản đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay....
-
Việt Nam sở hữu mặt hàng được Mỹ mạnh tay chi hơn 8,8 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Mỹ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
-
Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới, có thể bỏ túi 16 tỷ USD trong năm nay
Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mức tăng trưởng gần 21% trong 10 tháng, doanh thu của ngành này năm 2024 ước đạt khoảng 16 tỷ USD.