Lỗ gần 1.000 tỷ năm 2023
Công ty CP Thép Pomina tiền thân là nhà máy thép Pomina 1, được thành lập từ năm 1999. Ngày 17/8/1999, nhà máy thép Pomina chuyển thành Công ty TNHH Thép Pomina với vốn điều lệ 42 tỷ đồng.
Đến năm 2010, công ty được niêm yết lần đầu tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã cổ phiếu là POM.
Hiện tại, Pomina đang có 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất 2,6 triệu tấn và khoảng hơn 1.100 lao động. Trong đó, công suất luyện phôi thép đạt 1,5 triệu tấn/năm và công suất cán thép xây dựng là 1,1 triệu tấn.
Pomina đang sở hữu 3 nhà máy với tổng công suất 2,6 triệu tấn/tấn
Trong quá khứ, Pomina từng là nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam và có thị phần cao hơn Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG). Thời điểm năm 2010, Pomina chiếm 17% thị phần thép xây dựng toàn quốc trong khi Hòa Phát chỉ chiếm 12% thị phần.
Được biết, chiến lược của hãng thép có trụ sở tại Bình Dương là tập trung ở phân khúc thép xây dựng và thị trường trọng điểm miền Nam.
Mới đây, Pomina vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 với kết quả vẫn chưa khả quan khi tiếp tục thua lỗ.
Trong quý 4, Pomina ghi nhận doanh thu thuần đạt 333 tỷ đồng, giảm mạnh tới 81% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc giá vốn bán hàng và chi phí lãi vay tăng cao khiến doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ 313 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 460 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, theo ban lãnh đạo Pomina, do thị trường bất động sản vẫn trong tình trạng đóng băng khiến nhu cầu tiêu thụ thép trong kỳ sụt giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí cố định của dự án mới đưa vào hoạt động còn cao.
Bên cạnh đó, nhà máy thép Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng công ty phải gánh nhiều chi phí, trong đó có chi phí lãi vay.
“Công ty đang tái cấu trúc và đã tìm được nhà đầu tư mới, mọi thủ tục đang chờ phê duyệt của Đại hội cổ đông dự kiến kiến vào ngày 15/3/2024”, Pomina cho biết.
Lũy kế cả năm 2023, Pomina đạt doanh thu thuần hơn 3.280 tỷ đồng, giảm 75% so với mức thự hiện của năm ngoái và bị lỗ sau thuế 960 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức lỗ 1.168 tỷ năm 2022.
Như vây, đây là mức thua lỗ nặng nhất của các doanh nghiệp ngành thép trong năm vừa qua. Đáng chú ý, Pomina cũng giữ luôn vị trí “quán quân” thua lỗ ngành thép trong năm 2022.
Được biết, trong năm 2023, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 150 tỷ đồng. Như vậy, mức lỗ 960 tỷ đồng năm 2023 đã vượt xa kế hoạch lỗ đề ra hồi đầu năm.
Ngoài ra, với việc tiếp tục lỗ trong năm vừa qua, tính tới 31/12/2023, tổng lỗ lũy kế của Pomina 1.271 tỷ đồng, tương đương 45% vốn chủ sở hữu. HoSE đã chuyển cổ phiếu POM từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 10/10/2023.
Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Pomina đạt hơn 10.400 tỷ đồng, giảm gần 6% so với số đầu năm.
Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí xây dựng cơ bản với hơn 5.800 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận ở mức 1.600 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản. Hàng tồn kho giảm 44%, còn gần 662 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp đã giảm tới 95% so với đầu năm, chỉ còn hơn 10 tỷ đồng.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, lên mức 8.809 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là hơn 6.300 tỷ đồng, gồm 5.400 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 845 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Tạm dừng phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác Nhật Bản
Mới đây, HĐQT Pomina vừa thông qua việc tạm dừng kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược Nansei Steel (Nhật Bản).
Pomina tạm dừng chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngay trước thềm Đại hội cổ đông
Theo kế hoạch ban đầu, Pomina sẽ phát hành riêng lẻ hơn 70 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 20% vốn điều lệ cho hãng thép Nhật Bản với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Kế hoạch phát hành dự kiến chia làm 2 đợt.
Đợt thứ nhất bắt đầu vào tháng 8/2023 với hơn 10,6 triệu cổ phiếu, phần còn lại được chào bán sau đó một năm. Đối tác Nhật Bản bị hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Với hơn 700 tỷ đồng huy động được, mục đích ban đầu của Pomina là nhằm bổ sung vốn lưu động để khởi động lại lò cao - vốn đã đóng cửa từ quý 3/2022.
Tuy nhiên, công ty sau đó đã đổi phương án sử dụng vốn dùng để thanh toán nợ vay của công ty tại ngân hàng BIDV và VietinBank, thanh toán tiền mua hàng, nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và 15 tỷ cho vốn lưu động khác.
Năm 2024, Pomina dự tính chuyển nhượng một phần vốn tại Công ty TNHH Pomina 3, đồng thời vay vốn tại ngân hàng BIDV. Với lượng tiền thu về, doanh nghiệp này sẽ khôi phục sản xuất lò điện và lò cao từ quý 2/2024, từ đó cải thiện kết quả kinh doanh và dòng tiền.
-
Kế hoạch tái cấu trúc lớn chưa từng có của “cựu vương” Pomina có động thái bất ngờ
Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) chuẩn bị tổ chức cuộc họp bất thường để thông qua phương án tái cấu trúc công ty trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, cổ đông liên tục thoái vốn.
-
Công ty CP Thép Pomina (Mã: POM) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) giải trình khoản lỗ trên báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán 2022 cũng như lộ trình khắc phục.
-
Hé lộ ngân hàng báo lợi nhuận quý 3/2024 tăng 133% so với cùng kỳ
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với lãi sau thuế tăng 1.338 tỷ đồng, tương đương 135% so với cùng kỳ năm trước.
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hơn 21.800 tỷ đồng trong năm 2023
Bộ Công Thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với khoản lỗ lên tới gần 22.000 tỷ đồng.
-
Chủ dự án 267ha ở Long An nợ hơn 1 tỷ USD
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ của doanh nghiệp này tính đến cuối năm 2023 là 9,13 lần, tương ứng tổng nợ phải trả khoảng 26.691 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).