Hầu hết tổ chức tài chính của Trung Quốc hiện vẫn tương đối ổn định, chỉ chịu tác động hạn chế từ sự sụp đổ liên tiếp gần đây của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại ANBOUND cảnh báo rằng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro trong hệ thống tài chính Trung Quốc, bao gồm rủi ro chưa được giải quyết trong lĩnh vực bất động sản, gây ra mối đe dọa đáng kể cho sự ổn định của hệ thống tài chính.
Đáng chú ý, Moody’s gần đây đã hạ triển vọng đối với ngành ngân hàng Trung Quốc từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Cơ quan xếp hạng tin rằng sự phục hồi kinh tế Trung Quốc hiện tại vẫn còn yếu. Đồng thời, các nhà phân tích của Moody’s cũng cảnh báo rằng chất lượng tài sản của các ngân hàng Trung Quốc đối mặt với rủi ro từ các khoản nợ xấu. Do đó, thách thức trong việc phòng ngừa rủi ro tài chính chủ yếu đến từ bên trong và đây là lý do chính quyền trung ương Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính và Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc để tăng cường giám sát toàn diện.
Yi Gang, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc gần đây đã lưu ý rằng: “Nhìn chung, ngành tài chính của Trung Quốc đang hoạt động lành mạnh, rủi ro tài chính nhìn chung nằm trong tầm kiểm soát”.
Ông nhấn mạnh sự cần thiết trong việc phải tăng cường và cải thiện giám sát tài chính hiện đại, tăng cường hệ thống đảm bảo ổn định tài chính, thúc đẩy xử lý rủi ro tài chính trong các lĩnh vực trọng điểm, duy trì áp lực cao đối với các hoạt động tài chính bất hợp pháp, tăng cường trách nhiệm xử lý rủi ro và đề phòng lợi nhuận của rủi ro tài chính hệ thống.
Theo các nhà nghiên cứu tại ANBOUND, cả bất động sản và nợ địa phương vẫn có thể được coi là những vấn đề gây ra rủi ro caonhất liên quan đến ngành ngân hàng Trung Quốc.
Mặc dù dữ liệu cho thấy thị trường bất động sản Trung Quốc đã có sự phục hồi đáng kể về cả khối lượng đầu tư và bán hàng trong hai tháng đầu năm nay, nhưng điều đáng chú ý là nhiều công ty bất động sản thua lỗ đáng kể vào năm ngoái vẫn đang trong quá trình xử lý rủi ro.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ các chính sách của địa phương, nhiệm vụ “bảo đảm tiến độ giao nhà” trên thị trường bất động sản vẫn rất quan trọng, và xu hướng đảo chiều của thị trường bất động sản vẫn cần thêm thời gian để được nhận thấy một cách rõ ràng.
Dữ liệu từ ngân hàng trung ương cho thấy các khoản vay hộ gia đình dài hạn đã tăng 86,3 tỷ nhân dân tệ trong tháng 2, giảm so với mức tăng 223,1 tỷ nhân dân tệ trong tháng 1. Đồng thời, dữ liệu về doanh số bán nhà mới trong tháng 3 cũng cho thấy sự “đứt gãy”.
Điều này cho thấy nền tảng phục hồi của thị trường bất động sản vẫn chưa ổn định. Ngoài ra, tình hình tài chính tại Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu giảm bớt rõ ràng về áp lực tài khóa trong hai tháng đầu năm nay. Việc chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero-Covid, kết hợp với những nỗ lực của địa phương nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, thực sự dẫn đến việc bình thường hóa tăng trưởng chi tiêu tài chính ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, doanh thu tài chính vẫn chậm chạp. Trong hai tháng đầu năm, tổng thu ngân sách công quốc gia là 4.564,2 tỷ nhân dân tệ, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chi ngân sách công chung quốc gia là 4.089,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này có nghĩa là áp lực tài khóa trong nước vẫn chưa giảm bớt trong năm nay và sẽ có một khoảng thời gian giữa quá trình phục hồi kinh tế và phục hồi tài khóa. Nguồn thu từ thuế liên quan đến bất động sản sụt giảm cho thấy khả năng hồi phục của thị trường bất động sản không khả quan như kỳ vọng. Trong hai tháng đầu năm, thuế giá trị gia tăng đất đai, thuế sử dụng đất đô thị và thuế chứng thư liên quan đến bất động sản đều giảm lần lượt 22,4%, 7,4% và 4%.
Ngoài ngân sách chung, trong tháng 1 và tháng 2, ngân sách cho các quỹ do chính phủ quản lý đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiến độ hoàn thành dự toán chỉ đạt 8,9%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 5 năm là 12,4%.
Nguyên nhân chính khiến doanh thu từ quỹ do chính phủ quản lý ngày càng giảm là do thu nhập từ chuyển nhượng đất đai trong 2 tháng đầu năm đã giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Về chi tiêu, ngân sách cho các quỹ do chính phủ quản lý đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2 tháng đầu năm.
Với sự gia tăng liên tục của nợ địa phương và áp lực phải “kiểm soát chặt chẽ nợ ngầm gia tăng và giải quyết nợ hiện có”, rủi ro nợ chính quyền địa phương ở Trung Quốc trong năm nay sẽ làm tăng rủi ro của thị trường bất động sản, gây áp lực lớn hơn cho hệ thống tài chính.
Nhìn vào các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng ở nước ngoài, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn của họ là sự mất giá của các tài sản như trái phiếu chính phủ. Nếu điều này tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Mỹ, một số lượng lớn tài sản liên quan có thể được đánh giá lại, dẫn đến một đợt khủng hoảng tài chính mới.
Tương tự, sự biến động về giá trị tài sản bất động sản của Trung Quốc cũng sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính trong nước. Vì vậy, rủi ro của thị trường bất động sản Trung Quốc, cũng như rủi ro nợ địa phương do quá trình chuyển đổi từ “tài chính đất đai” mang lại, vẫn là những vấm đề mà hệ thống tài chính Trung Quốc cần phải đối mặt hiện nay.
-
Tăng thuế có ngăn được thép giá rẻ Trung Quốc?
Từ ngày 22/3/2023 đến 21/3/2026, thép cuộn và thép dây nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tiếp tục chịu mức thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ 6,1 - 6,3%.
-
Giới đầu tư châu Á đổ xô “săn tìm” cơ hội trên thị trường bất động sản Trung Quốc
Các nhà phân tích nói rằng mức giá chiết khấu và sự hỗ trợ của chính phủ đang bắt đầu khôi phục lại sự thèm muốn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với bất động sản ở Trung Quốc.
-
Nỗ lực “giải cứu” thị trường bất động sản của chính phủ Trung Quốc dần đạt được kết quả
Lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc đã đạt được những bước tiến mới trong quá trình thoát khỏi tình trạng suy thoái kéo dài khi dữ liệu chính thức được công bố ngày 15/3 cho thấy mức sụt giảm doanh số bán nhà, đầu tư của các nhà phát triển và xây dựng trong hai tháng đầu năm đã được thu hẹp.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...