Để ngăn chặn thực trạng thép giá rẻ của Trung Quốc tràn vào Việt Nam, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa có thông báo gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn và thép dây nhập khẩu.
Từ ngày 22/3/2023 đến 21/3/2026, thép cuộn và thép dây nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tiếp tục chịu mức thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ 6,1 - 6,3%
Theo đó, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn và thép dây có mã HS: 7213.91.90, 7217.10.10, 7217.10.29, 7229.90.99, 9839.10.00 nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế lên tới 6,3%.
Cụ thể, từ 22/3/2023 đến 21/3/2024, mức thuế áp dụng là 6,3%; từ 22/3/2024 đến 21/3/2025 mức thuế áp dụng là 6,2%; từ 22/3/2025 đến 21/3/2026 mức thuế áp dụng là 6,1% và sẽ về 0% từ 22/3/2026.
THỜI GIAN CÓ HIỆU LỰC | MỨC THUẾ |
Từ ngày 22/3/2023 đến ngày 21/3/2024 | 6,3% |
Từ ngày 22/3/2024 đến ngày 21/3/2025 | 6,2% |
Từ ngày 22/3/2025 đến ngày 21/3/2026 | 6,1% |
Từ ngày 22/3/2026 trở đi | 0% |
Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Cơ quan điều tra cho rằng, ngành sản xuất trong nước đã chịu thiệt hại nghiêm trọng như giảm thị phần, công suất, doanh thu, lợi nhuận, nhân công và tăng tồn kho trong giai đoạn 2012-2015, đặc biệt là năm 2015.
Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Sự dư thừa công suất cũng như sản lượng thực tế kết hợp với lượng tồn kho lớn của các sản phẩm thép của Trung Quốc được xem là “những diễn biến không lường trước” và là nguyên nhân gây gia tăng đột biến lượng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Tới ngày 13/5/2019, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn, thép nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong quyết định, Bộ Công Thương nêu rõ cơ quan điều tra kết luận thép cuộn, thép dây bị điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hàng hóa tương tự và cạnh tranh trực tiếp với thép cuộn, thép dây được sản xuất trong nước.
-
Thép mạ Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tới 12,34% tại Mexico
Từ ngày 15/9, các sản phẩm thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mexico áp thuế chống bán phá giá với mức từ 7% đến 12,34%.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam nói gì về việc mặt hàng quan trọng xuất khẩu giảm nhiều tháng liền?
Thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường cùng các biện pháp phòng vệ thương mại toàn cầu đang tạo áp lực lớn lên sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược mở rộng xuất khẩu của Hòa Phát....
-
Tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước
VDSC cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025. Theo đó, các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép....