Nhưng ý tưởng này là một sự phân tán. Tính bền vững trong kinh doanh không đến từ việc làm từ thiện, mà là lợi nhuận, đổi mới, và tăng trưởng. Đó mới là kinh doanh tốt.
Thật dễ hiểu tại sao các doanh nghiệp luôn làm việc quá giờ để từ chối việc kế toán chi phí một cách đầy đủ và tạo ra nhiều lý lẽ phong phú để chống lại việc trả tiền cho chi phí ngoại biên. Theo một nghiên cứu gần đây của Liên Hiệp Quốc, nếu các công ty lớn nhất thế giới thực sự phải trả cho các tác hại môi trường mà họ gây ra, các hóa đơn sẽ đến 2,2 nghìn tỷ USD một năm và giảm một phần ba lợi nhuận.
Những thiệt hại và khoản tiền thực này chúng ta đã trả một phần vào việc đóng thuế cao hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bổ sung, chi phí sinh thái, và các chi phí khác.
Việc các doanh nghiệp tự chi trả cho các chi phí ngoại biên của mình rất đơn giản và công bằng. Tại sao tôi phải móc túi của mình để khắc phục vấn đề của người khác. Đặc biệt là khi họ thu lợi nhuận từ việc làm ô nhiễm không khí tôi thở, làm bẩn nước tôi uống, đầu độc cơ thể tôi, làm hỏng hệ sinh thái mà gia đình tôi phụ thuộc vào?
Tôi sẽ không trả!
Tất nhiên, lợi nhuận sẽ giảm nếu các doanh nghiệp trả cho chi phí sản xuất thực của mình, nhưng bất cứ khoản tiền nào mà các doanh nghiệp kiếm được từ "lợi nhuận bổ sung" thông qua việc họ không tính toán chi phí thực của sản phẩm và dịch vụ rõ ràng không phải của họ.
Nó đã bị đánh cắp từ chính chúng ta, một kiểu gian lận trong kế toán truyền thống, giống như quy tắc ngân hàng trong thời kỳ suy thoái, nó sẽ không có chỗ đứng trong thế giới hiện đại. Đó là một biểu hiện khác của thị trường tự do: Sự can thiệp của chính phủ là xấu trừ khi nó giải quyết các nguy cơ của tư nhân hoặc thanh toán những khoản lỗ.
Một thị trường dựa trên nền kinh tế cam kết trung thực và nguyên tắc bền vững phải bỏ đi kiểu tiếp cận này. Nếu tư nhân là giải pháp tốt nhất cho các vấn đề cộng đồng lớn nhất và nan giải nhất, thì chúng ta cũng phải tư nhân hóa các khoản nợ về môi trường và xã hội của các công ty.
Nếu tư nhân hóa không phải là cách tốt nhất, thì chúng ta hãy thừa nhận rằng có rất nhiều hình thức tài sản của chung không thể chia riêng ra được, và như vậy cần phải trả tiền để sử dụng hay tác động vào. Ngành kinh doanh không thể bắt cá hai tay.
Một hệ thống dựa trên thị trường như vậy sẽ khuyến khích các doanh nghiệp ủng hộ những ý tưởng tốt nhất và những sản phẩm cao cấp sẽ tự động tăng lên hàng đầu.
Và chúng ta cũng không nên phân tán với những suy nghĩ vòng vo rằng việc tính toán đầy đủ chi phí sẽ làm giảm đi khả năng đổi mới hay những tranh cãi ngớ ngẩn về những gì cấu thành chi phí ngoại biên. Ví dụ, một hãng sản xuất ôtô có trách nhiệm với những tai nạn xe của họ trên đường hay lát những rãnh thoát nước.
Nhưng họ cũng phải chịu trách nhiệm về các tác động của họ khi tạo ra nguyên liệu, ô nhiễm do các nhà máy và ống bô xe thải ra, và tất cả các thiệt hại cộng đồng khác gây ra bởi quyết định của họ, việc lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất. Đó là vấn đề trách nhiệm thanh toán các chi phí ngoại biên trong tương lai, và đây là lúc chúng ta đi theo con đường này.
Bài viết của Jeffrey Hollender trên Harvard Business Publishing. Jeffrey Hollender là đồng tác giả của cuốn sách xuất bản gần đây - The Responsibility Revolution - và là đồng sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Seventh Generation, đi đầu trong việc đưa ra các sản phẩm chống hiệu ứng nhà kính. Ông cũng là tác giả của The Inspired Protagonist, blog hàng đầu về trách nhiệm của các công ty, là đồng sáng lập của American Sustainable Business Council và The Sustainability Institute.
Cafeland.vn - theo Cafef.vn