Mua lại toàn bộ 200 tỷ trái phiếu trước hạn
CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) vừa cho biết, ngày 2/2 đã mua lại toàn bộ 200 tỷ đồng trái phiếu mã SMCH2124001, giảm dư nợ trái phiếu này về 0 đồng.
Cụ thể, mã trái phiếu SMCH2124001 có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu với khối lượng phát hành là 200 trái phiếu, tương ứng tổng giá trị trái phiếu phát hành là 200 tỷ đồng.
Lô trái phiếu trên được phát hành ngày 2/8/2021 với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 2/8/2024. Lãi suất cố định của lô trái phiếu này là 8,2%/năm. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản bảo đảm.
Đầu tư Thương mại SMC mua lại toàn bộ lô trái phiếu phát hành năm 2021
Theo giới thiệu tại website, Đầu tư Thương mại SMC được thành lập từ năm 1988, tiền thân là Cửa hàng Vật liệu Xây dựng số 15 thuộc trung tâm Bán buôn bán lẻ Vật liệu Xây dựng Miền Nam.
Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi CTCP Đầu tư Thương mại SMC. Hai năm sau, công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán là SMC.
Được biết, lĩnh vực hoạt động chính của SMC là thương mại, gia công Coil Center và sản xuất các sản phẩm thép. Trong đó, thương mại thép (thép xây dựng, thép tấm lá, thép hình, xà gồ) là lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực về cả sản lượng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Khác với các công ty cùng ngành, khi vừa tiêu thụ thị trường nội địa, vừa xuất khẩu, SMC chủ yếu tập trung vào thương mại trong nước, khách hàng là các công ty xây dựng, chủ đầu tư lớn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực lãi suất cao, dòng tiền bị thắt chặt, hàng loạt chủ đầu tư gặp khó về dòng tiền ngắn hạn để thực hiện nghĩa vụ trả lãi/gốc trái phiếu đáo hạn, trả tiền cho nhà thầu xây dựng, hãng thép có trụ sở tại TP.HCM đang đứng trước những khó khăn chưa từng có trong suốt lịch sử 35 năm hoạt động.
Trong quý 4/2023, SMC ghi nhận doanh thu đạt 3.212 tỷ đồng, giảm 23,6% so với cùng kỳ. Công ty báo lỗ 333 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 554 tỷ đồng.
Luỹ kế trong năm 2023, SMC ghi nhận doanh thu đạt 13.786 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế lỗ 919 tỷ đồng. Việc thua lỗ liên tục khiến khoản lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12 âm 163 tỷ đồng.
Để duy trì hoạt động, tháng 10/2023, HĐQT SMC đã thống nhất thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh.
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng số lượng nhân sự của SMC là 1399 lao động, tăng 67 nhân sự, tương ứng tăng 5% so với năm 2021.
SMC giao trách nhiệm cho Tổng giám đốc chỉ đạo các phòng ban liên quan, các công ty thành viên về việc triển khai kế hoạch thu hẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cắt giảm nhân sự, đảm bảo đúng theo quy định pháp luật và điều lệ công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, vật dụng, kiến trúc trên đất tại SMC Bình Dương ở đường số 5, KCN Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Khu đất có diện tích 6,197 m2, giá chuyển nhượng là 49 tỷ đồng.
Tới ngày 15/1/2024, SMC tiếp tiếp thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản trên đất tại SMC Tân Tạo 2. Khu đất này ở Lô số 62 - 64 đường số 3, Khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM với diện tích 9.096 m2.
Mức giá chuyển nhượng cho toàn bộ tài sản này là 126 tỷ đồng, đã bao gồm thuế VAT phần tài sản gắn liền với đất và máy móc thiết bị theo quy định của pháp luật.
Nhà máy SMC Phú Mỹ
Vướng công nợ khó đòi hơn nghìn tỷ từ chủ đầu tư
SMC cho biết, sự đóng băng của thị trường bất động sản làm cho các doanh nghiệp địa ốc nói chung và các doanh nghiệp thi công xây lắp gặp khó khăn kéo dài, sụt giảm mạnh về doanh thu và dòng tiền. Từ đó, kéo theo công nợ chậm luân chuyển của SMC đối với các khách hàng lớn trong năm nay.
Đến cuối năm 2023, SMC phải thực hiện tăng trích lập dự phòng các khoản phải thu, làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không đạt hiệu quả.
Tại thời điểm 31/12/2023, SMC công bố nợ xấu đối với các khoản phải thu tới gần 1.284 tỷ đồng, trong đó đã tích lập dự phòng gần 574 tỷ đồng.
Danh sách nợ xấu công ty thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận (441 tỷ đồng), Công ty TNHH bất động sản Đà Lạt Valley (169 tỷ đồng), Công ty TNHH The Forest City (132 tỷ đồng). Đây đều là các công ty con của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán NVL).
Ngoài ra, danh sách nợ xấu của SMC còn có CTCP Hữu Liên Á Châu (17 tỷ đồng) và các đối tượng khác phải thu 460 tỷ đồng.
Thời gian tới, nếu công nợ vẫn chưa thể thu hồi được, SMC phải tiếp tục trích lập dự phòng thêm theo quy định.
-
Sau khi thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) tiếp tục có động thái mới nhằm duy trì hoạt động.
-
Loạt doanh nghiệp bất động sản bị SMC “bêu tên” trong danh sách nợ xấu nghìn tỷ
Danh sách nợ xấu công ty thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận, Công ty TNHH bất động sản Đà Lạt Valley…
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.