Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024
Tại Lâm Đồng, dự án đường sắt tốc độ cao đi qua địa bàn dài hơn 156km, đoạn tuyến thuộc tỉnh Bình Thuận cũ, hiện nằm trong địa giới mới của Lâm Đồng sau điều chỉnh hành chính. Trên tuyến này, thiết kế có 2 nhà ga chính là Phan Rí và Phan Thiết, cùng 4 trạm bảo dưỡng tại Phan Hòa, Hồng Liêm, Hàm Hiệp và Tân Lập. Toàn bộ phần diện tích cần giải phóng mặt bằng là khoảng 936ha, trải rộng trên 18 xã, phường của tỉnh.
Theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, có khoảng 1.150 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Trong số này, chỉ 45 hộ có thể bố trí lại trong các khu dân cư hiện hữu. Còn lại, 1.105 hộ sẽ được di dời đến 9 khu tái định cư xây mới, nằm tại các khu vực Tuy Phong, Bắc Bình, Lương Sơn, Bình Thuận, Hàm Liêm, Hồng Sơn, Hàm Thuận, Hàm Kiệm và Tân Lập.
Những khu tái định cư này được quy hoạch với tổng diện tích hơn 28,5ha, gồm khoảng 1.465 lô đất và tổng mức đầu tư xây dựng lên tới 447 tỷ đồng.
UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần khẩn trương cao nhất, không để chậm trễ tiến độ. Dự kiến, một số khu tái định cư sẽ được khởi công ngay trong tháng 8 năm nay.
Tại Gia Lai, đoạn tuyến đường sắt cao tốc đi qua dài hơn 115km, bắt đầu từ phường Hoài Nhơn Bắc, giáp ranh tỉnh Quảng Ngãi và kết thúc tại phường Quy Nhơn Tây, giáp với địa phận Phú Yên. Tổng diện tích sử dụng đất toàn tuyến qua tỉnh Gia Lai ước tính vào khoảng 758ha, trong đó phần cần giải phóng mặt bằng chiếm hơn 300ha, ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 4.435 hộ dân.
Để phục vụ tái định cư và di dời mồ mả, Gia Lai dự kiến xây dựng 39 khu tái định cư và 6 khu cải táng. Trung bình mỗi khu tái định cư có diện tích từ 2 đến 3ha, đủ chỗ cho 70 – 100 hộ dân.
Hiện nay, địa phương đã hoàn thành việc cắm mốc tại 4 khu gồm thôn Hy Văn (phường Hoài Nhơn Bắc), thôn Tân Lập 4 (xã An Nhơn Tây), khu Nhơn Thọ (phường An Nhơn Nam) và Tây Vinh (xã Bình An). Cả 4 khu này sẽ được khởi công trước ngày 19/8, nhằm đồng bộ với lộ trình chung mà Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đặt ra.
Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Gia Lai, tổng kinh phí giải phóng mặt bằng các khu tái định cư dự kiến vượt 1.000 tỷ đồng. Riêng chi phí xây dựng hạ tầng các khu tái định cư và khu cải táng lên tới 1.400 tỷ đồng. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương không được để phát sinh tình trạng xây dựng trái phép hoặc trồng cây “đón đền bù” trong vùng quy hoạch. Các đoàn kiểm tra và tổ công tác chuyên trách cũng đã được thành lập để đẩy nhanh tốc độ kiểm kê, thẩm định hồ sơ và áp giá bồi thường, trong đó có những tổ làm việc cả vào cuối tuần để kịp tiến độ.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024. Tổng chiều dài tuyến lên tới 1.541km, khổ đường đôi 1.435mm, tốc độ thiết kế đạt 350km/h. Toàn tuyến có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa và đi qua tổng cộng 20 tỉnh, thành từ Hà Nội đến TP.HCM (sau sáp nhập còn 15 tỉnh, thành). Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD. |
-
Huế khẩn trương triển khai 22 khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Thành phố Huế đang bước vào giai đoạn cao điểm chuẩn bị mặt bằng thi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, với trọng tâm là xây dựng 22 khu tái định cư nhằm đảm bảo nơi ở mới cho hàng trăm hộ dân thuộc diện di dời.
-
Sẽ khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025 và hoàn thành trong năm 2026.
-
Chiều 16/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành Trung ương và 15 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua, nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ dự án quan trọng quốc gia này.








-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.
-
Sẽ khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025 và hoàn thành trong năm 2026....