Đó là nội dung trong báo cáo tiến độ dự án án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do Ban quản lý Dự án đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) gửi Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM ngày 7.9.
Metro số 1 tiếp tục lùi tiến độ hoàn thành (ảnh: TTXVN)
Theo báo cáo, đến hiện tại, tuyến metro số 1 đã đạt 87,5% khối lượng toàn dự án, dự kiến đạt 91% vào cuối năm 2021. Thời gian dự kiến đưa vào vận hành ban đầu là cuối năm 2022, tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát, việc huy động nhân sự khó khăn ảnh hưởng đến các gói thầu thi công, thiết bị.
Theo MAUR, chủ đầu tư và các nhà thầu đã có phương án và thực hiện các biện pháp thi công "3 tại chỗ", di chuyển theo "2 điểm đến 1 cung đường nhưng số lượng nhân công của dự án vẫn tiếp tục sụt giảm do ảnh hưởng việc hạn chế đi lại hoặc ở trong khu phong tỏa...
Những tháng đầu năm 2021, công trường metro số 1 duy trì trên 2.000 nhân sự thì đến tháng 8 chỉ còn 544 người.
MAUR cũng cho biết nguyên nhân việc sụt giảm mạnh là do công nhân và các chuyên gia nước ngoài không thể nhập cảnh, vật tư thiết bị cũng không thể nhập đúng tiến độ gây ảnh hưởng lớn đến việc thi công dự án.
Trong khi đó, theo đánh giá của tư vấn chung NJPT, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 từ năm 2020 đến nay, tiến độ dự án metro số 1 khó có thể hoàn thành trong năm 2021. Thời gian hoàn thành dự án dự kiến vào cuối năm 2023, đầu năm 2024.
Dự kiến đầu năm 2024 vận hành chạy thử, sau đó sẽ vận hành thương mại.
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km, trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6 km, đoạn đi trên cao dài 17,1 km. Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Tổng mức đầu tư sau khi được điều chỉnh là 43.700 tỉ đồng. Dự án được phê duyệt từ 2007 với kỳ vọng hoàn thành vào năm 2015, nhưng nhiều lần phải lùi tiến độ hoàn thành vì những lý do khách quan.
-
Metro số 1 và số 2 TP.HCM kẹt vốn, Bộ Tài chính nói gì?
Ngày 6.9, Bộ Tài chính đã có những phản hồi về việc UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng 2 tuyến metro số 1 và số 2....
-
Trình Quốc hội dự án đường sắt hơn 67,3 tỉ USD, tốc độ 350km/h
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541km, tốc độ 350km/h, tổng vốn đầu tư hơn 67,3 tỉ USD sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp sắp tới.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sáng 6/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn....
-
7 lĩnh vực này đứng trước thời cơ chưa từng có khi đường sắt tốc độ cao gần 70 tỷ USD ở Việt Nam triển khai
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chỉ ra ít nhất 7 lĩnh vực sẽ đón nhận cơ hội mới khi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai, bao gồm: xây dựng; các ngành phụ trợ (vật liệu, sắt thép, công nghiệp hỗ trợ); dịch ...