Nhật Bản hôm 11/3 công bố số liệu điều chỉnh chính thức. Theo đó, GDP quý IV/2023 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,1% so với quý trước đó. Tháng trước, ước tính sơ bộ cho thấy cả hai số liệu này đều giảm, đẩy Nhật Bản vào suy thoái khi có hai quý liên tiếp tăng trưởng âm.
Dù vậy, tiêu dùng vẫn giảm, với 0,3% trong quý cuối 2023, nhiều hơn ước tính tháng trước. Số liệu này đã đi xuống 3 quý liên tiếp.
Lạm phát cao đang ghìm nhu cầu nội địa và tiêu dùng cá nhân tại đây, khiến tăng trưởng luôn bị đe dọa. Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản hạ 6,3% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm mạnh nhất 2 năm.
Người dân mua đồ tại một cửa hàng ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, tăng trưởng được bù đắp khi đầu tư của doanh nghiệp trong quý IV/2023 được điều chỉnh từ giảm 0,1% thành tăng 2%, Marcel Thieliant - Giám đốc phụ trách châu Á - Thái Bình Dương tại Capital Economics giải thích.
Số liệu hôm nay cũng củng cố quan điểm của Bank of Japan (Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, BOJ) rằng nền kinh tế đang phục hồi, nhờ doanh nghiệp sẵn sàng tăng đầu tư. Cộng với các tín hiệu tích cực về tăng trưởng lương năm nay, phần lớn nhà kinh tế học hiện kỳ vọng BOJ bỏ lãi suất âm trong cuộc họp tháng 3 hoặc 4. Đây sẽ là lần đầu tiên cơ quan này nâng lãi kể từ năm 2007. Ngân hàng này sẽ họp chính sách vào ngày 18-19/3.
Yen Nhật sáng nay cũng mạnh lên so với USD sau khi số liệu điều chỉnh được công bố. Hiện, mỗi USD đổi được 146,7 JPY. Đồng tiền này mất giá hơn một năm qua, chủ yếu do Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm, trái ngược với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.








-
Cách Trung Quốc “gia cố” nền kinh tế ứng phó thuế quan
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra cách tiếp cận đa hướng cho doanh nghiệp gặp khó khăn với hàng loạt áp lực bên trong và bên ngoài.
-
Trung Quốc cân nhắc miễn thuế một số mặt hàng của Hoa Kỳ
Trung Quốc đang cân nhắc miễn một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 125% và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp danh sách các mặt hàng đủ điều kiện để thực hiện điều này.
-
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước....