04/03/2013 1:08 PM
Cơ cấu lại căn hộ, phân khúc sản phẩm, chia sẻ lợi nhuận với người mua nhà… là những cách thức đang được doanh nghiệp kinh doanh bất động sản áp dụng để sống sót qua cơn khủng hoảng.

Chia sẻ bí quyết để vượt qua những khó khăn của thị trường BĐS năm 2012, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP - Invest) cho biết, sự cẩn trọng, kinh nghiệm và quyết tâm giữ tín nhiệm với khách hàng đã giúp ông và Công ty vượt qua những khó khăn của thị trường BĐS. Theo ông Hiệp, sau khi đã thực hiện xong phần móng Dự án Nam Đô Complex (609, Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội) vào năm 2011 và tiến hành huy động vốn từ khách hàng, HĐQT và lãnh đạo GP - Invest đã nhiều lần bàn bạc về phương hướng triển khai, với những tính toán hết sức thận trọng. Cuối cùng, Công ty đã quyết định tiếp tục triển khai dự án theo đúng tiến độ, nhưng đề nghị UBND TP. Hà Nội cho phép chia nhỏ căn hộ, nên đã điều chỉnh 48 căn hộ lớn thành 72 căn hộ có diện tích nhỏ hơn. Bên cạnh đó, Công ty đã thương thảo với nhiều ngân hàng để đảm bảo có nguồn tín dụng dự phòng. Tại các dự án khác, Công ty tập trung hoàn thành hồ sơ pháp lý để sẵn sàng triển khai khi thị trường có tín hiệu hồi phục.

“Ngay từ đầu năm 2012, GP - Invest đã chủ động lập kế hoạch tài chính dựa trên kế hoạch đầu tư và triển khai các dự án, đồng thời cũng dự báo về tình hình kinh doanh. Trên cơ sở kế hoạch tài chính đó, Công ty chủ động đàm phán với các ngân hàng về kế hoạch tín dụng để bù đắp các nguồn vốn còn thiếu. Cho đến nay, Công ty đã có hợp đồng tín dụng với BIDV, với hạn mức 365 tỷ đồng và VietinBank, với hạn mức 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty vẫn rất thận trọng, cẩn tắc trong việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả...”, ông Hiệp cho biết.

Cũng trăn trở với bài toán tìm hướng đi cho các sản phẩm BĐS, ông Đỗ Trọng Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinaconex 2 cho biết, trước biến động mạnh mẽ của thị trường BĐS cuối năm 2012, Công ty đã quyết định thí điểm chuyển đổi một tòa chung cư cao tầng thuộc Dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (Golden Silk) tại quận Hoàng Mai, Hà Nội sang loại hình nhà ở xã hội. Theo đó, Tòa nhà A1 quy mô 32 tầng (ban đầu được thiết kế là chung cư cao cấp) sẽ được xây dựng thành nhà ở xã hội, phục vụ cho các đối tượng chính sách, với các căn hộ nhỏ hơn, giá bán rẻ hơn. Sau khi điều chỉnh, dự án chỉ còn tầng 1 có chức năng văn phòng, thương mại và các dịch vụ cộng đồng. Từ tầng 2 đến tầng 32 toàn bộ là các căn hộ nhà ở xã hội (372 căn, với tổng diện tích 26.000 m2), cung cấp cho người dân Thủ đô. Nếu việc chuyển đổi dự án có hiệu quả, đây sẽ là cơ sở cho xây dựng các toà nhà tiếp theo.

Câu chuyện vượt khó của ông Lê Đức Hải, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty INT Group chuyên đầu tư, kinh doanh biệt thự, nhà vườn tại Hà Nội lại đi theo hướng khác. Theo ông Hải, từ cuối năm 2011, Công ty đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư bằng cách tập trung phát triển dịch vụ tại các khu dự án, như Khu nghỉ dưỡng Kỳ Sơn Xanh; 2 tổ hợp vui chơi, nghỉ dưỡng The Melody Villas và Cao Vàng Resort tại tỉnh Hoà Bình. Đầu năm 2012, để có thể chăm sóc khách hàng, phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng được chu đáo hơn, ông Hải đã quyết định dời trụ sở chính của Công ty đóng tại Khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà (Từ Liêm, Hà Nội) lên khu vực Dự án Kỳ Sơn Xan (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình).

“Đổi lại, Dự án đã thu hút được một lượng khách du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, mang lại nguồn doanh thu ổn định, đồng thời, nhiều người đã quyết định mua biệt thự nghỉ dưỡng, sau khi trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng tại các resort này”, ông Hải nói.
  • Chủ tịch HoREA thiếu kiến thức kinh tế?

    Chủ tịch HoREA thiếu kiến thức kinh tế?

    CafeLand – Mới đây Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đưa ra kiến nghị đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh. Kiến nghị này đã gây ra một làn sóng phản ứng trong dư luận và từ nhiều chuyên gia. Những lý giải về đề xuất này cho thấy có thể những người đưa ra kiến nghị cần phải cập nhật lại các kiến thức cơ bản về quy luật kinh tế. <br/br>

  • Phức tạp tại các chung cư cao cấp ở Hà Nội Bài 1: Mâu thuẫn ở Vincom Center: Hồi kết có hậu

    Phức tạp tại các chung cư cao cấp ở Hà Nội Bài 1: Mâu thuẫn ở Vincom Center: Hồi kết có hậu

    Những ngày qua, các hộ dân sinh sống tại Vincom Center Bà Triệu, một chung cư được coi là hiện đại, sang trọng ở Hà Nội, đã bức xúc vì những chuyện phức tạp xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của họ. Ngoài một số ít người bức xúc vì bị ngưng dịch vụ thì cả trăm người đồng loạt gửi đơn kiến nghị lên chính quyền đề nghị bãi miễn ban quản trị (BQT) do chính các cư dân đã bầu ra. Lý do vì sao?

  • Thị trường bất động sản: Chờ thực thi chính sách tháo gỡ khó khăn

    Thị trường bất động sản: Chờ thực thi chính sách tháo gỡ khó khăn

    Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ ngày Nghị quyết 02 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ được ban hành, thế nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thể đi vào đời sống. Trong khi đó, những khó khăn của cộng đồng DN BĐS ngày càng chồng chất.

Hà Quang (Đầu tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.