Chiều 19/6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) dẫn báo cáo của Bộ Tài chính cho biết hiện nay thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.
Thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thị trường vàng bất ổn ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế vĩ mô, lạm phát thách thức tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025.
“Với vai trò quản lý nhà nước ngành kinh tế, Bộ trưởng có giải pháp gì tham mưu cho Chính phủ vượt qua khó khăn, thách thức nêu trên”, bà Lam đặt câu hỏi
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam đặt vấn đề chất vấn liên quan giải pháp quản lý thị trường tài chính, thị trường vàng, thị trường bất động sản
Trả lời phần chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay các thị trường tài chính tiền tệ, vàng, bất động sản là các thị trường có tính liên thông, gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế quốc dân, thị trường quốc tế, được ví như mạch máu lưu thông, tạo nên sự năng động và phản ánh sức khỏe của nền kinh tế.
Đồng thời, các thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, các ngành kinh doanh có điều kiện, nhạy cảm trước những biến động của tình hình thế giới, thị trường trong nước cũng như các yếu tố khác.
Do đó, cần có những giải pháp căn cơ, lâu dài, lành mạnh để phát triển an toàn, bền vững, ổn định các thị trường này.
Trong đó cùng với kiểm soát chặt chẽ, theo dõi sát sao và có những giải pháp kịp thời điều tiết khi cần thiết để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, các thị trường này chịu sự giám sát của nhiều bộ, cơ quan, địa phương, nhất là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính.
Vừa qua, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để ban hành nghị quyết 01, trong đó có nhiều nhóm nhiệm vụ để phát triển thị trường cũng như nhiệm vụ, giải pháp trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, cũng như giữ vững kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành tham mưu Chính phủ triển khai nhiều giải pháp điều hành chính sách tài khóa, đảm bảo các mối quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền tệ hàng tháng, hàng quý. Trên cơ sở đó xây dựng khung pháp lý minh bạch, lành mạnh, giúp cho các thị trường vận hành ổn định hơn.
Để phát huy các thị trường này trong tăng trưởng vĩ mô, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành để triển khai một số nhiệm vụ giải pháp.
Trong đó hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển các thị trường sàn giao dịch hiện đại, ổn định, cụ thể, minh bạch. Tăng cường cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời dự báo, cảnh báo các yếu tố rủi ro.
Bộ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thành cơ chế, chính sách thuế đối với các thị trường này để điều tiết, định hướng các thị trường.
Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là vấn đề pháp lý để khơi thông nguồn lực từ các thị trường này cho việc tập trung nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn của nền kinh tế, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đóng góp hiệu quả hơn cho tăng trưởng của đất nước.
-
Bộ trưởng Tài chính: Cố tình nhận tiền mặt, không xuất hóa đơn điện tử là vi phạm luật về thuế
Sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến những e ngại của hộ kinh doanh đối với cách tính thuế mới.
-
Hôm nay, 3 Phó thủ tướng cùng các Bộ trưởng trả lời chất vấn Quốc hội
Sáng 19/6, Quốc hội khóa XV bắt đầu phiên chất vấn 1,5 ngày về lĩnh vực tài chính và giáo dục, tập trung vào tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dạy thêm và môi trường giáo dục
-
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an xử nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.








-
Hơn 65.000 tỷ đồng làm cao tốc Quy Nhơn - Pleiku và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Quốc hội đã thông qua điều chỉnh dự án đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tăng vốn hơn 3.700 tỷ đồng. Đồng thời, chấp thuận chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku với tổng mức đầu tư khoảng 43.700 tỷ đồng....
-
Chính thức thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường dài nhất Đông Nam Bộ
Dự án Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài hơn 207km (đoạn qua Bình Dương 48km đang làm riêng), với tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 hơn 120.000 tỷ đồng. Đây là dự án đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ từ trước đến nay....
-
Hải Phòng sẽ có Khu thương mại tự do, được trao quyền tự thu hồi đất làm trung tâm logistics quy mô trên 50 ha
Sáng 27/6, với 447/449 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hải Phòng, đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Hải Phòng....