Nguy cơ vỡ nợ và cuộc chiến trần nợ công có thể làm gián đoạn hoạt động của thị trường nhà tại nền kinh tế số 1 thế giới.

https://vtv1.mediacdn.vn/thumb_w/1000/562122370168008704/2023/5/9/quoc-hoi-no-cong-16836245821801709580501.png

Ác mộng Mỹ vượt qua trần nợ công sẽ giáng một đòn ngang thảm họa tự nhiên lên thị trường nhà ở, trong bối cảnh Quốc hội nước này vẫn chưa đạt được thỏa thuận để nâng hạn mức vay của quốc gia.

Các thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Theo dự báo, Mỹ có thể vi phạm trần nợ vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ có thể bỏ qua việc thanh toán cho các nhân viên liên bang, nhà thầu và nhà cung cấp hoặc người nhận an sinh xã hội để tránh vỡ nợ. Thời gian và mức độ nghiêm trọng của thảm họa kinh tế này sẽ phụ thuộc vào việc Quốc hội mất bao lâu để nâng giới hạn vay, vốn lại phụ thuộc vào sự hợp tác của lưỡng đảng.

Tác hại kinh tế sẽ nghiêm trọng nhất ở những nơi tập trung nhiều nhân viên liên bang, nhà thầu, nhà cung cấp và quân nhân, chẳng hạn như Washington D.C. và Virginia Beach, VA. Những người bị nợ lương chắc chắ sẽ chẳng mặn mà mua nhà như trước đây.

Các thị trường có tỷ lệ người lớn tuổi cao nhất sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn nhiều nhất do các khoản thanh toán an sinh xã hội bị hoãn lại, chẳng hạn như Florida và Maine. Những người về hưu dựa vào thu nhập an sinh xã hội sẽ do dự trong việc chi tiêu, điều này sẽ là lực cản đối với nền kinh tế tại những nơi này. Sự chậm lại trong hoạt động kinh tế có thể làm chậm việc mua nhà nói chung.

Mặt khác, những nơi như Thành phố Salt Lake và Minneapolis sẽ ít bị ảnh hưởng nhất vì họ có dân số tương đối trẻ và ít nhân viên liên bang.

Biến động lãi suất thế chấp

Thị trường nhà ở vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự dao động của lãi suất thế chấp. Lo sợ về việc Mỹ vỡ nợ sẽ đẩy lãi suất lên cao. Đó là bởi vì khả năng vỡ nợ khiến tất cả các khoản đầu tư của Mỹ trở nên rủi ro hơn, bao gồm cả các khoản thế chấp. Tuy nhiên, rủi ro suy thoái gia tăng lại làm giảm lãi suất thế chấp.

Nhà Trắng đã tuyên bố vỡ nợ sẽ dẫn đến hàng triệu việc làm bị mất đi và suy giảm tăng trưởng kinh tế. Trong kịch bản này, lãi suất sẽ giảm vì Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) sẽ phải hạ lãi suất trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lần cuối cùng trần nợ Mỹ vượt ngưỡng vào tháng 8 năm 2011, lãi suất thế chấp đã giảm.

Nguy và cơ đối với người mua

Nếu đang dự định mua nhà trong năm nay, người mua nhiều khả năng sẽ đạt được một thỏa thuận tốt hơn về lãi suất thế chấp khi Mỹ vượt ngưỡng nợ cho phép. Tuy nhiên, lãi suất thế chấp có thể tăng lên thay vì giảm xuống. Vì vậy, hãy lựa chọn lãi suất thả nổi để tận dụng lợi thế khi lãi suất giảm.

Tuy nhiên, ngay cả khi được vay mua nhà với lãi suất tương đối thấp, người mua vẫn khó chọn được căn nhà ưng ý khi nhiều người bán rời khỏi thị trường để đề phòng sự không chắc chắn của nền kinh tế. Việc thiếu nguồn cung nhà ở sẽ đặc biệt nghiêm trọng, do số lượng nhà mới rao bán đã giảm gần 20% so với năm ngoái. Việc thiếu nguồn cung có thể dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn giữa người mua.

Những điều người bán nhà nên biết

Do tất cả sự không chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của việc vượt ngưỡng trần nợ công đối với nền kinh tế và lãi suất thế chấp, nhiều người bán nhà sẽ rút lui khỏi thị trường. Nếu lãi suất giảm, những người bán nhà có thể nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ những người mua đang mong muốn tận dụng lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, nếu giá cả tăng lên, người bán nhà có thể gặp khó khăn hơn trong việc làm hài lòng người mua.

Nói chung, nhiều người bán nhà sẽ sợ hãi trước sự không chắc chắn hiện nay. Người bán chỉ có một cơ hội để rao bán căn nhà, trong khi người mua có thể linh hoạt hơn về thời gian đưa ra lời đề nghị và thương lượng giá cả.

Do đó, vi phạm trần nợ của Mỹ sẽ hạn chế nguồn cung và sẽ tác động tiêu cực đến khối lượng bán nhà nhiều hơn mức giá nhà. Và sau đó, khi trần nợ được dỡ bỏ, thị trường nhà ở sẽ trở lại bình thường, hoặc ít nhất là bình thường vào năm 2023.

Chủ đề: Bất động sản Mỹ,
  • Các ngân hàng Mỹ “đầy ắp” nợ xấu bất động sản

    Các ngân hàng Mỹ “đầy ắp” nợ xấu bất động sản

    Charlie Munger, cánh tay phải đắc lực của huyền thoại đầu tư nổi tiếng nhất thế giới Warren Buffett, đưa ra nhận định nói trên trong cuộc phỏng vấn vào tuần qua. Ông đồng thời cảnh báo rằng một cơn bão đang hình thành tại thị trường bất động sản thương mại Mỹ.

Lam Vy (FB)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.