Khủng hoảng nợ bất động sản tại Trung Quốc vẫn âm thầm lan sang những động mạch chính của nền kinh tế, làm suy giảm niềm tin và triển vọng của nhà đầu tư trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cao.
Tác động tiêu cực lên kinh tế thế giới
Tác động toàn cầu từ khủng hoảng bất động sản và suy thoái kinh tế của Trung Quốc rất rõ rệt. Đóng góp của đất nước này vào nền kinh tế thế giới, vốn đã bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại trong năm nay, sẽ còn suy yếu hơn nữa. Các công ty đa quốc gia mà phần lớn tăng trưởng doanh thu đến từ Trung Quốc có thể buộc phải cắt giảm dự báo doanh thu.
Chen Zhiwu, giáo sư tài chính tại Đại học Hồng Kông, cho biết trong vài năm qua, Bắc Kinh đã cố gắng kéo dài sự bùng nổ của ngành bất động sản và cơ sở hạ tầng để kéo dài tốc độ tăng trưởng dựa vào đầu tư. Nhưng hiện nay, cách làm này không hiệu quả vì còn rất ít “room”.
Những yếu kém của chính quyền địa phương Trung Quốc kết hợp với các thách thức mang tính cấu trúc đang cản trở tốc độ tăng trưởng chung. Năm 2022, sản lượng kinh tế của Trung Quốc lần đầu tiên sẽ tụt hậu so với phần còn lại của châu Á kể từ năm 1990, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 11.
Ngân hàng Thế giới đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 2,8% so với mức 8,1% vào năm ngoái. Ngược lại, triển vọng cho các khu vực còn lại của Đông Á và Thái Bình Dương là 5,3% trong năm 2022, tăng mạnh từ mức 2,6% của năm ngoái.
Thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc đã kéo theo những cơn địa chấn cho nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt trung bình 10,4%/năm. Hiệu suất phi thường này đã giảm trong từ năm 2010 đến năm 2019, nhưng vẫn tăng trung bình 7,7%/năm.
Nếu năm nay kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại, động lực mạnh mẽ nhất cho sự thịnh vượng toàn cầu sẽ biến mất. Trong giai đoạn 2013 - 2018, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Trung Quốc đóng góp khoảng 28% vào tăng trưởng GDP toàn thế giới, nhiều hơn gấp đôi so với Mỹ.
Sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ qua của ngành sản xuất xi măng tại Trung Quốc đã kéo sản lượng vật liệu xây dựng toàn cầu đi xuống. Điều này cũng cho thấy cuộc khủng hoảng bất động sản tại đây đang tác động ra sao đến các ngành công nghiệp liên quan. Theo Hiệp hội Xi măng Thế giới cung cấp, sản lượng xi măng toàn cầu trong nửa đầu năm nay đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 1,9 tỷ tấn.
Một số trở ngại khác liên quan tới cơ cấu như dân số tăng chậm và tốc độ già hóa nhanh chóng là hai trong nhiều xu hướng làm kinh tế nước này suy giảm mạnh trong trung hạn.
Không còn hấp dẫn đầu tư
Những vấn đề trên đang khiến các công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hết sức bi quan về thị trường.
Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc cảnh báo rằng “sự tham gia của các công ty châu Âu [ở Trung Quốc] không còn được coi là điều hiển nhiên” và “Trung Quốc đang nhanh chóng mất đi “sức hấp dẫn của một điểm đến đầu tư”. Điều này là do nhiều nguyên nhân, bao gồm chính sách zero-Covid, khủng hoảng nợ, sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản, những trở ngại về nhân khẩu học và chi tiêu tiêu dùng giảm sút.
“Danh sách các thách thức ngày càng tăng đang thúc đẩy nhiều công ty giảm bớt, bản địa hóa hoặc từ bỏ các hoạt động tại Trung Quốc”, một báo cáo lập của EU cho biết.
Với các nhà đầu tư nước ngoài, sự nhiệt tình dành cho thị trường chứng khoán Trung Quốc vài năm trước đã biến mất. Andy Maynard, một nhà giao dịch tại ngân hàng đầu tư Chinese Renaissance ở Hồng Kông, cho biết: “Tôi cho rằng lượng tài sản nắm giữ tại Trung Quốc của một nhà quản lý tiền quốc tế có thể sẽ ở mức thấp nhất trong một thập kỷ”.
Ông nói thêm: “Những tài sản từng được yêu thích từ năm 2018 đến năm 2021 đã đánh mất vị thế. Các quỹ phòng hộ lớn tại Hoa Kỳ đang chuyển hướng mạnh sang các nước khác trên thế giới thay vì Trung Quốc”.
Cấu trúc bất ổn
Tuy nhiên, nhìn chung, các nhà phân tích nói rằng Bắc Kinh vẫn có tiềm năng đáng kể về việc xoay chuyển chính sách cho phù hợp với các vấn đề kinh tế hiện tại. Trong những ngày gần đây, các nhà chức trách đã công bố một loạt thông báo nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, tạo ra một đợt phục hồi nhỏ đối với cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông.
Tương tự, các nhà hoạch định chính sách đã phát hành một loạt trái phiếu dự án đặc biệt trong năm nay để thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sử dụng hết hạn ngạch ban đầu vào tháng Sáu. Kể từ đó, tổng cộng 2.200 tỷ Nhân dân tệ trong chi tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng bổ sung đã được phê duyệt.
Dẫu vậy, chuyên gia Thomas Gatley của Gavekal Dragonomics cho biết, trong khi các biện pháp kích thích như trên đang giúp kiểm soát cú sốc bất động sản, chúng lại không phải giải pháp cho sự suy thoái về mặt cơ cấu của Trung Quốc. Tình trạng hiện tại của nền kinh tế không phải là trạng thái cân bằng ổn định”.
-
Giá nhà ở tại Trung Quốc có thể được cải thiện trong năm 2023
Theo kết quả một cuộc khảo sát của Reuters, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ vẫn còn yếu nhưng sẽ dần phục hồi vào năm 2023, đồng thời kỳ vọng sẽ có thêm các gói kích thích và nới lỏng các biện pháp phòng dịch Covid-19 để hỗ trợ lĩnh vực đang gặp khó khăn này.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...