Trong một sự kiện mới đây, Savills cho biết trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới đã gần như khôi phục về mức trước đại dịch, với hơn 85% thị trường ghi nhận chỉ số RevPar (doanh thu trên mỗi phòng sẵn có) cao hơn mức năm 2019.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đang dẫn đầu quá trình phục hồi của ngành nghỉ dưỡng. Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh các hoạt động du lịch quốc tế, quốc đảo này thậm chí ghi nhận mức giá phòng vượt mức trước đại dịch. Trong khi đó, tốc độ khôi phục của Việt Nam chậm hơn khi chỉ số RevPar vẫn thấp hơn mức năm 2019 khoảng 20%, chủ yếu do công suất khai thác cho thuê phòng còn thấp.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels nhận định, hoạt động kinh doanh tại các đô thị như TP.HCM và Hà Nội khôi phục nhanh chóng hơn các điểm đến ven biển, trong đó giá bán phòng trung bình (ADR) đã gần đạt mức trước đại dịch. TP.HCM cũng ghi nhận là điểm đến có tốc độ khôi phục công suất phòng nhanh hơn các điểm đến khác.
Hoạt động kinh doanh tại các đô thị như TP.HCM và Hà Nội khôi phục nhanh chóng hơn các điểm đến ven biển
Đối với thị trường nghỉ dưỡng ven biển, Đà Nẵng hiện đang dẫn đầu về tốc độ khôi phục nhờ vào sự hồi phục của thị trường khách Hàn Quốc cũng như việc cải thiện tần suất các chuyến bay quốc tế.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Đà Nẵng đón nhận khoảng 25 chuyến bay từ các thành phố lớn của Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng số chuyến bay quốc tế đến thành phố biển này.
Trong khi đó, thị trường Nha Trang, Cam Ranh vẫn gặp nhiều thách thức do phụ thuộc nhiều vào nguồn khách Trung Quốc trước dịch.
Trung Quốc là thị trường khách quốc tế quan trong của các quốc gia Đông Nam Á khi khu vực này đón tiếp khoảng 32 triệu lượt khách Trung Quốc trong năm 2019. Hiện nay, mặc dù lượt khách Trung Quốc chưa quay về mức trước dịch nhưng thị trường đang ghi nhận nhiều tín hiệu cải thiện tích cực từ nguồn khách này.
Mặc dù Việt Nam có quá trình phát triển du lịch ấn tượng trước đại dịch, cũng như sở hữu nhiều tiềm năng để trở thành một trong những điểm đến du lịch quốc tế, Việt Nam vẫn cần có những kế hoạch hành động để gia tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
“2024 được kỳ vọng là năm bức tốc của khu vực Đông Nam Á với động lực tăng trưởng đến từ sự khôi phục của thi trường khách Trung Quốc. Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng được đánh giá là một tệp khách nhiều tiềm năng cho khu vực trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam vì chúng ta có nhiều tiềm năng để nắm bắt các nguồn khách này”, ông Mauro chia sẻ.
Trong những năm gần đây, các thương hiệu khách sạn quốc tế đang dần gia tăng độ hiện diện tại Việt Nam. Hiện nay, toàn thị trường có gần 200 khách sạn mang thương hiệu quốc tế, tăng mạnh so với khoảng 50 dự án vào năm 2013.
-
Những trào lưu định hình thị trường bất động sản Việt Nam
Nhìn lại quá trình phát triển của thị trường bất động sản, có thể thấy rằng, mỗi chu kỳ lên xuống đều mang theo những điểm tương đồng và cơ hội, đồng thời cũng đầy thách thức đan xen.
-
Đà Nẵng đấu giá đất “vàng” đường Bạch Đằng với giá khởi điểm hơn 889 tỷ đồng
Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đã có thông báo về việc đấu giá đất “vàng” trên đường Bạch Đằng với giá khởi điểm hơn 889 tỷ đồng.
-
Một ‘nữ đại gia’ bất động sản tại thành phố Đà Nẵng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế), Công an thành phố Đà Nẵng vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với bà H.T.T.H (47 tuổi), trú phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng về tội “Lừa đảo ...
-
Đà Nẵng sắp đấu giá 64 lô đất
Theo kế hoạch trong tháng 12/2024, TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá thêm 64 lô đất nằm ở các vị trí đắc địa.