Kế hoạch được phê duyệt theo đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm dự phòng trong công tác đảm bảo cung ứng điện. Dự kiến, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024 là 109,183 tỷ kWh.
Bộ Công thương ban hành Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024
Trong quyết định phê duyệt, Bộ Công thương giao trách nhiệm cho EVN công bố kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện từng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện.
Trước ngày 15/3, EVN phải rà soát, cập nhật, báo cáo Bộ Công thương về kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia (bao gồm cả kế hoạch chuẩn bị nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện).
Có các kịch bản cung ứng điện cho miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, ứng phó với khó khăn, dự phòng đảm bảo ứng phó với các tình huống cực đoan, sự cố.
EVN tăng cường phối hợp với các bên liên quan để vận hành hồ chứa thủy điện, bám sát tình hình thủy văn để có kế hoạch vận hành hồ chứa tối ưu và hiệu quả.
Các đơn vị chủ động bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định, không để xảy ra sự cố chủ quan, nâng cao độ tin cậy các nhà máy.
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) và các tổng công ty điện lực phối hợp rà soát phương án vận hành lưới điện 500 - 220 - 110kV...
Khẩn trương nghiệm thu Nhiệt điện Thái Bình 2 để cung ứng điện cho mùa khô 2024
Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo Tổng công ty Khí Việt Nam phối hợp với các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện khí đảm bảo ưu tiên cung cấp khí cho sản xuất điện.
Đặc biệt, khẩn trương hoàn thiện công tác nghiệm thu theo quy định hiện hành để đưa vào vận hành thương mại của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
23 ngày thiếu điện trong năm 2023
Thông tin tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 diễn ra ngày 2/1, Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An nhắc lại 23 ngày thiếu điện trong mùa khô năm 2023 là "bài học đau xót đối với EVN" và gây ra hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế, môi trường đầu tư, uy tín của đất nước.
Người đứng đầu EVN cho rằng, đảm bảo cung ứng điện là nhiệm vụ cam go, thách thức của tập đoàn này trong năm nay và những năm tới.
Hiện nay, EVN được giao nhiệm vụ là người mua điện duy nhất trên thị trường, khi xảy ra thiếu điện thì tập đoàn này phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tổng nguồn cung điện của EVN chỉ chiếm hơn 37%, cộng thêm nguồn cung từ các tập đoàn kinh tế nhà nước như PVN, TKV cũng chỉ chiếm 48%.
Ông Đặng Hoàng An nhấn mạnh, 52% còn lại chiếm sản lượng rất lớn đang phụ thuộc vào các doanh nghiệp bên ngoài. Nếu các đơn vị sản xuất không tốt sẽ ảnh hưởng đến cung ứng điện cho cả nước. Theo đó, lãnh đạo EVN đề nghị Bộ Công thương, Cục Điều tiết điện lực và cơ quan chức năng chỉ đạo sâu sát đối với các doanh nghiệp cung ứng điện bên ngoài.
Cũng tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) bày tỏ lo ngại, cung ứng điện ở miền Bắc trong cao điểm mùa khô năm nay tiếp tục gặp khó.
Với kịch bản có xác suất sự cố cao và khả năng nước về kém như năm 2023, miền Bắc có thể thiếu từ 1.200 - 2.500 MW vào cuối tháng 5 đến tháng 7.
Theo đó, EVNNPC kiến nghị EVN sớm gửi văn bản tới các tỉnh, thành phố có công suất sử dụng điện lớn thông báo khó khăn trong khả năng cấp điện năm nay, để chính quyền các địa phương hỗ trợ EVNNPC trong quản lý phụ tải đối với các khách hàng lớn và triển khai tiết kiệm điện.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy với quy mô 131,74 ha, tổng vốn hơn 41.000 tỷ đồng. Với 2 tổ máy, tổng công suất phát điện 1.200 MW, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, thuộc nguồn điện cấp bách trong Quy hoạch điện 7 và Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. |
-
Các khu công nghiệp lo thiếu điện sản xuất, Chủ tịch EVN nói gì?
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Công Thương, EVN tạo điều kiện cung ứng đủ điện cho các khu công nghiệp, tránh tình trạng đất có, hạ tầng có nhưng điện lại chưa.
-
Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vốn đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng đang gặp những vướng mắc gì?
Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 công suất 1.200 MW, vốn đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng tại tỉnh Thái Bình hiện đang gặp phải những vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục chuyển đổi chủ thể đất, thuê đất và đang được tỉnh này vào cuộc để tháo gỡ.
-
Ước tính thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện, đâu là giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho năm 2024?
Huy động nguồn năng lượng tái tạo để sớm đưa vào vận hành, là một phương án để đảm bảo đủ cung ứng điện trong ngắn hạn được các chuyên gia đưa ra tại tại tọa đàm "Cung ứng điện cho năm 2024 - những vấn đề cấp bách đặt ra" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 7/11.
-
3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025
Năm 2025, kinh tế đất nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nên việc cung cấp điện cần bảo đảm tăng trưởng từ 11% trở lên theo 3 kịch bản được Bộ Công Thương thống nhất.
-
Tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia hiện đang ra sao?
Theo EVN, hiện các dự án lưới điện đồng bộ nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đã hoàn thành ký kết hợp đồng các gói thầu, còn các gói thầu chậm triển khai chủ yếu do chưa xác định được thời điểm giao mặt bằng....
-
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, cũng như tăng kết nối và hợp tác kinh tế.