Năm 2024 đủ điện nhưng giá có thể tăng
Tại tọa đàm, PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc nhận định, với nhiều nỗ lực chỉ đạo của Chính phủ, năm 2024 sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện như năm nay. Tuy nhiên, giá điện có thể tăng và cần sớm điều chỉnh để tiệm cận thị trường.
Theo ông Bùi Xuân Hồi, ngành điện vẫn còn tồn tại bất cập từ quy hoạch, tổ chức quy hoạch cả ba khâu sản xuất, truyền tải và phân phối, đặc biệt là giá điện.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi: Cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ. Ảnh: VGP
Hiện nay, cơ cấu giá thành cung ứng điện gồm sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ. Trong đó, sản xuất điện chiếm 70-80% cơ cấu giá thành và phụ thuộc vào biến động của giá nhiên liệu đầu vào (than, dầu, khí).
Các phần còn lại (truyền tải, phân phối, bán lẻ) giá điện điều chỉnh theo Quyết định 24, theo đó giá bán lẻ điện bình quân thay đổi dưới 5% thì EVN điều chỉnh, 5-10% thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương và trên 10% Thủ tướng xem xét, quyết định.
Chuyên gia này lưu ý, giai đoạn vừa qua là rất đặc thù. Chúng ta vừa trải qua thời kỳ dịch Covid-19, vì vậy thời lượng, chu kỳ điều chỉnh giá chưa đảm bảo theo tín hiệu của thị trường. Đặc biệt, sau dịch, ngành điện lại chịu biến động theo giá nhiên liệu đầu vào trên thế giới.
Nếu giá xăng dầu trên thế giới biến động thì Việt Nam cũng biến động tương tự. Giá dầu, giá xăng, giá khí đốt tăng trong khi chúng ta, vì mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không điều chỉnh tăng giá theo dẫn tới ngành điện hoạt động tương đối khó khăn.
Ông Hồi cho rằng cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ, để đảm bảo ngành điện phát triển và nền kinh tế hoạt động ổn định.
"Chúng ta cố gắng giữ giá, chỉ tăng 3% trong vòng 4 năm để đảm bảo an sinh và đảm bảo mục tiêu vĩ mô khác. Rủi ro có thể không đến ngay, nhưng chỉ cần thiếu điện ở miền Bắc trong thời gian rất ngắn thì theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chúng ta đã thiệt hại đến 1,4 tỷ USD", ông Hồi nói.
Do đó, cần cân nhắc bài toán thiếu điện với mục tiêu an sinh, vĩ mô và phát triển bền vững ngành điện, kinh tế.
Trong khi đó, ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, giá điện thấp hiện đang là điểm nghẽn cần giải quyết. Ông đề nghị nên áp dụng giá điện hai thành phần (tách bạch giá phần công suất và điện năng tiêu thụ) và sửa biểu giá bán lẻ điện bình quân hiện nay.
Theo ông Long, biểu giá điện sinh hoạt khi sửa cần tính đúng, đủ, kịp thời và tách bạch giữa giá điện công ích với giá sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo nguyên tắc khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
“Đây là những vấn đề cần xử lý trong thời gian tới để làm sao ngành điện tồn tại và phát triển, hoạt động một cách thực sự, bảo đảm nguồn cung ứng điện đầy đủ”, ông Long nhấn mạnh.
Loạt giải pháp để không thiếu điện
Trong năm 2024, mệnh lệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải đảm bảo an ninh cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, phải tìm mọi cách để kịch bản thiếu điện không xảy ra.
Huy động nguồn năng lượng tái tạo để sớm đưa vào vận hành là một phương án để đảm bảo đủ cung ứng điện trong ngắn hạn
Để bảo đảm nhanh chóng nguồn cung ứng điện, ông Long cho rằng trong những năm tới, cần đẩy nhanh các dự án chậm tiến độ, huy động mọi nguồn lực để đầu tư các dự án mới và đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV.
Ngoài ra, huy động nguồn năng lượng tái tạo để sớm đưa vào vận hành, theo các chuyên gia, là một phương án để đảm bảo đủ cung ứng điện trong ngắn hạn.
Theo ông Bùi Xuân Hồi, ngoài nỗ lực đưa nhanh các nhà máy, đường dây truyền tải vào thì cũng nghĩ đến các phương án nhập khẩu và chuẩn bị kỹ lưỡng điều kiện kỹ thuật để nhập khẩu điện. Từ đó mới lên được bài toán tổng thể là đưa nguồn lưới điện vào được bao nhiêu, những cơ chế chính sách phát triển năng lượng tái tạo ở miền Bắc được bao nhiêu và bài toán nhập khẩu như thế nào, để đảm bảo cung ứng điện cho năm 2024.
Ông Hồi đề nghị luật hóa cao hơn việc điều hành giá, có thể ở mức nghị định thay vì quyết định của Chính phủ như hiện nay, để cơ chế điều hành giá theo tín hiệu thị trường, mới có thể mở rộng cạnh tranh.
“Năm 2024, chúng tôi nghĩ rằng vẫn phải tiếp tục điều chỉnh giá. Covid-19 chúng ta hết rồi, những hỗ trợ đã thực hiện rồi, bây giờ phải "trả lại tên cho em", để cho ngành điện hoạt động đúng với những chi phí thực hiện”, ông Hồi chốt lại.
-
Sau kết luận thanh tra cung ứng điện, loạt lãnh đạo EVN đã bị kỷ luật
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia bị khiển trách do để thiếu điện ở miền Bắc.
-
“Giá điện cao chưa chết, nhưng mất điện là chết”
Đây là chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Thiên tại Tọa đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp", do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 31/10.
-
Làm tuyến cáp ngầm vượt biển 5.000 tỷ, dài hơn 77km đưa điện ra Côn Đảo
Tuyến cáp ngầm 5.000 tỷ đồng vượt biển cấp điện cho Côn Đảo sẽ được khởi công trong tháng 12/2024, dự kiến đóng điện vào quý 4 năm sau.
-
Sắp xóa bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và sản xuất
Bộ Công Thương sẽ xây dựng, trình Thủ tướng lộ trình cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có giá hai thành phần, để tiến tới xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
-
Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 25/11
Thông tư này quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh bao gồm các quy định như đăng ký tham gia thị trường điện; lập kế hoạch vận hành thị trường điện; cơ chế chào giá; xác định giá thị trường và trách nhiệm của các đơn vị tham gia th...