Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy có quy mô 131,74 ha và vốn hơn 41.000 tỷ đồng. Với 2 tổ máy, tổng công suất phát điện 1.200 MW, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, thuộc nguồn điện cấp bách trong Quy hoạch điện 7 và Quy hoạch điện 7 điều chỉnh.
Sau khi hoàn thành đưa vào vận hành, hằng năm nhà máy Thái Bình 2 sẽ cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh lên lưới điện quốc gia, với doanh thu khoảng 18.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước khoảng trên 400 tỷ đồng/năm.
Tính riêng 10 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện ước đạt 2,3 tỷ kWh, doanh thu ước đạt hơn 4,800 tỷ đồng. Theo kế hoạch, cả năm 2023 sản xuất ước đạt hơn 3,2 tỷ kWh, tổng doanh thu của nhà máy ước đạt gần 11.000 tỷ đồng.
Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
Mới đây, ngày 9/11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Chi nhánh Phát điện dầu khí - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Ban Quản lý Dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại dự án này.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Chi nhánh Phát điện dầu khí và Ban Quản lý Dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 cho biết, từ tháng 5/2023 đến nay, nhà máy được PVN huy động trưng dụng để bảo đảm an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia.
Tuy nhiên, dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 hiện đang gặp một số khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng khu đất bị người dân chiếm dụng; thủ tục chuyển đổi chủ thể đất, thuê đất để xây dựng các công trình dịch vụ phụ trợ, nhà ở của cán bộ công nhân viên trong thời gian vận hành nhà máy nhiệt điện.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng khẳng định, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh. Tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án được triển khai xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành hiệu quả, an toàn.
Về một số đề xuất, kiến nghị của nhà máy liên quan đến những khó khăn, vướng mắc hiện nay, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ một cách thực chất, hiệu quả, kịp thời.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đề nghị Ban Quản lý Dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 sớm thực hiện dứt điểm công tác thu hồi đất, quản lý, chống lấn chiếm. Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ, hướng dẫn đơn vị này khẩn trương hoàn tất thủ tục, hồ sơ bàn giao đất.
Bên cạnh đó, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Chi nhánh Phát điện dầu khí và PVN cần tính toán và có phương án thỏa thuận, thống nhất với EVN để sớm ký kết hợp đồng, các phụ lục và thỏa thuận mua bán điện.
-
Phế thải 3 năm của một nhà máy ở Thái Bình được nhiều người tranh mua, giá bán lên tới 190 tỷ đồng
Khoảng 2,46 triệu tấn tro bay, xỉ đáy lò, thạch cao trong quá trình vận hành của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được bán với giá hơn 190 tỷ đồng, cao gấp đôi so với mức giá khởi điểm ban đầu.
-
Khởi công nhà máy gần 1.300 tỷ đồng tại Thái Bình
Ngày 26/11, tại Cụm Công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam đã động thổ nhà máy sản xuất sợi gai, cung cấp việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương....
-
Thái Bình sắp có khu công nghiệp 3.800 tỷ đồng, cần đến 18.000 lao động
Tỉnh Thái Bình đang tích cực triển khai thủ tục để khởi động dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.800 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam....
-
Dự án nhiệt điện gần 2 tỷ USD tại Thái Bình sắp khởi công, dự kiến nộp ngân sách gần bằng nhà máy VinFast
Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Khi hoàn thành, dự kiến mỗi năm nhà máy nộp ngân sách 4.000 tỷ đồng....