12/08/2020 8:17 AM
CafeLand - Theo dữ liệu từ Công ty Jones Lang LaSalle (JLL), 2019 là một năm bội thu đối với thị trường đầu tư khách sạn của châu Á. Khối lượng giao dịch tăng 61% so với cùng kỳ năm 2018, vươn lên mức cao nhất mọi thời đại là gần 14 tỉ USD, so với mức giảm hơn 20% ở Bắc Mỹ và thị trường không biến động ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay, ngành khách sạn đã trải qua thời kỳ suy thoái trầm trọng do ảnh hưởng bởi Covid-19. Số liệu từ JLL cũng cho thấy: đầu tư vào khách sạn ở châu Á giảm 45%, ngang bằng với sự sụt giảm doanh số bất động sản mảng bán lẻ. Các giao dịch văn phòng cho thuê trên toàn khu vực giảm 38% trong khi giao dịch trên thị trường BĐS công nghiệp, lĩnh vực bất động sản linh hoạt nhất, chỉ giảm 6%.

Lĩnh vực kinh doanh khách sạn ở châu Á - nơi phụ thuộc nhiều vào du lịch quốc tế và là thị trường phù hợp để phát triển mạnh lĩnh vực tổ chức các hội nghị và triển lãm - đã bị lung lay khi các lệnh đóng cửa và hạn chế đi lại được áp dụng.

Ngay cả ở những quốc gia có lượng khách du lịch nội địa đáng kể thì nhu cầu cũng đã giảm xuống. Tại Nhật Bản, nơi du lịch địa phương chiếm thị phần thống lĩnh trong thị trường, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn đã giảm xuống 30% trước khi chính phủ thông báo hoãn mọi hoạt động của Thế vận hội Olympic Tokyo.

Nihat Ercan, thuộc JLL tại châu Á, cho biết cú sốc này đối với ngành khách sạn là chưa từng có, ảnh hưởng đến cả khách sạn nơi thành phố và khách sạn nghỉ dưỡng ở tất cả các phân khúc của thị trường. Ông ví cơn khủng hoảng này “giống như ai đó bật công tắc và tất cả đèn tắt, khối lượng giao dịch dự kiến ​​sẽ giảm xuống 4 tỉ USD trong năm nay, mức báo cáo tài chính hàng năm sẽ là thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Khách sạn châu Á sẽ sớm phục hồi khi chính sách hạn chế đi lại kết thúc

Mối quan tâm trước mắt đối với các chủ khách sạn và nhà đầu tư là mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tiền mặt. Nhiều khách sạn đã phải đóng cửa trong vài tháng, với nhu cầu có thể sẽ vẫn yếu kém trong ít nhất năm tới. Dưới tác động của sự gia tăng các ca lây nhiễm Covid-19 ở một số quốc gia, cú sốc kinh tế càng nghiêm trọng hơn ở một khu vực mà gần đây không hề bị suy giảm doanh thu hàng năm.

Trong bài đăng ngày 30/6/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo rằng doanh thu năm 2022 sẽ vẫn thấp hơn mức được dự đoán trước cuộc khủng hoảng, với khoảng cách “lớn hơn nhiều nếu chúng ta không tính đến doanh thu của Trung Quốc, nơi hoạt động của các ngành đều đã bắt đầu phục hồi”.

Theo công ty cung cấp dữ liệu khách sạn STR, tỷ lệ lấp đầy trung bình ở khu vực châu Á trong tháng 6 ở mức 39%, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trên mỗi phòng trống - thước đo hiệu suất kinh doanh của ngành khách sạn - đã giảm xuống còn 23 USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành này đang tập trung vào du lịch nội địa để giúp kích cầu trong nước, góp phần giảm tác động của khủng hoảng trong bối cảnh các nước vẫn đang áp lệnh hạn chế đi lại. Tuy nhiên, thị trường lưu trú nội địa không đủ mạnh để bù đắp nhu cầu bị mất do lượng khách quốc tế giảm, đặc biệt là ở các thị trường nghỉ dưỡng nổi tiếng như Indonesia và Thái Lan

Trong một báo cáo ngày 21/5/2020, Colliers đã lưu ý rằng chi tiêu của người Trung Quốc vào du lịch nước ngoài đã tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 21% từ năm 2003 đến năm 2018. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa GDP du lịch và đi lại của khu vực.

Khách sạn châu Á sẽ sớm phục hồi khi chính sách hạn chế đi lại kết thúc

Hình ảnh những tòa nhà thuộc Resort World Sentosa ở Singapore chụp ngày 16/7/2020. Các nỗ lực kích cầu du lịch trong nước cũng không thể nào bù đắp nổi lỗ hổng doanh thu do đại dịch gây ra, nhưng các khách sạn tại châu Á cũng có thể phục hồi nhanh chóng một khi chính sách hạn chế đi lại được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mảng u ám, ảm đạm của ngành khách sạn. Ở châu Á. tỷ lệ đòn bẩy trong lĩnh vực này nhìn chung thấp hơn ở châu Âu và châu Mỹ, trong khi hoạt động cho vay của ngân hàng mang tính quan hệ nhiều hơn. Điều này phần nào hỗ trợ các chủ sở hữu và nhà điều hành khách sạn chậm trễ hơn trong việc trả nợ, hạn chế mức độ khó khăn trong lĩnh vực này.

Hơn nữa, nhiều chủ sở hữu là những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao đã kinh doanh khách sạn qua nhiều thế hệ. Vì thế họ có khả năng chịu đựng qua kỳ khủng hoảng và sẵn sàng đương đầu để hướng tới tương lai làm ăn lâu dài, họ ít phải thanh lý tài sản do thua lỗ.

Mặc dù điều này làm gia tăng khoảng cách về kỳ vọng giá giữa người mua và chủ sở hữu, nhưng nó làm tăng khả năng phục hồi của ngành tại thời điểm vô cùng khó khăn này. Ercan nói: “Người châu Á là những người mua ròng trên thị trường này.

Ngoài ra, đại dịch sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động hàng ngày của các khách sạn. Các mô hình vận hành và quy trình an toàn đang được cải tiến với sự sạch sẽ được đặt trọng tâm hàng đầu. Điều này sẽ hoạt động như một cơ chế kỷ luật cho ngành, tạo ra các tiêu chuẩn mới giúp trấn an khách khi họ lo sợ về virus vẫn tồn tại.

Govinda Singh, trưởng bộ phận khách sạn và giải trí trong nhóm tư vấn và định giá khu vực châu Á của Colliers, cho biết quá trình mở cửa trở lại tạo cơ hội cho các khách sạn tạo sự khác biệt thông qua các tiêu chuẩn vệ sinh.

Đại dịch chắc chắn sẽ khiến con đường phát triển của ngành bị thu hẹp, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Điều này sẽ giúp cho các chủ sở hữu có thời gian tạm nghỉ và nghiên cứu các biện pháp cắt giảm chi phí đối mặt với khủng hoảng, đưa lĩnh vực này lên một vị trí vững chắc hơn khi quá trình phục hồi diễn ra.

Hơn nữa, mặc dù khách sạn được các nhà đầu tư coi là loại tài sản dễ bay hơi, nhưng du lịch là một trong những ngành có khả năng phục hồi nhanh chóng khi các lệnh hạn chế đi lại được dỡ bỏ. Với khu vực có đông đảo tầng lớp trung lưu, thích đi du lịch thì “du lịch sẽ vẫn không thể thiếu đối với nhiều người”, ông Singh nhận định.

Các khách sạn châu Á hiện đang ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của ngành khách sạn.

  • Vốn đang đổ dồn vào bất động sản logistics châu Á

    Vốn đang đổ dồn vào bất động sản logistics châu Á

    CafeLand - Bất động sản hậu cần tại châu Á đang trở thành điểm đến ưu tiên của nhiều nhà đầu tư, khi mà nhu cầu kho vận tăng cao để đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và hàng hóa trực tuyến.

Hoàng Dinh (JLL)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.