Không mua nổi nhà đất ở thành phố nhiều người đang về quê mua đất
Hai vợ chồng anh Thắng đều làm công nhân ở một khu chế xuất tại TP. Thủ Đức. Với mức thu nhập khoảng 14 triệu đồng mỗi tháng của cả hai vợ chồng thì từ lâu anh chị đã không còn mơ mộng với giấc mơ có nhà ở thành phố.
Tuy nhiên, với bản tính chịu khó và biết tiết kiệm nên sau nhiều năm bươn chải anh chị tích luỹ được số vốn khoảng 300 triệu đồng. Dù không có khả năng mua nhà đất song anh Thắng luôn tin tưởng không có cách nào gia tăng tài sản nhanh bằng việc bỏ tiền mua đất. Vấn đề là anh chưa biết tìm đâu ra sản phẩm phù hợp với số vốn như vậy.
Thuỷ Linh, nhân viên văn phòng tại quận Bình Thạnh, TP.HCM cũng đang tìm kiếm kênh đầu tư bất động sản cho phù hợp với số tài chính khiêm tốn khoảng gần 200 triệu đồng của mình. Đây là khoản tích luỹ cô có được sau 3 năm làm việc.
Anh Duy Bách, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm cho biết, những trường hợp như vợ chồng anh Thắng hay Linh rất phổ biến ở các đô thị lớn hiện nay. Họ là những người không có khả năng mua nhà đất với thu nhập hiện tại nhưng nhờ chịu khó tiết kiệm nên có một khoản tíchh luỹ và muốn tìm cách đầu tư bất động sản.
Theo anh Bách, việc nhiều người nhắm đến bất động sản để gia tăng tài sản nhanh chóng là không sai nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, với những người có ít vốn và phải rất vất vả nhiều năm mới tích luỹ được thì yếu tố an toàn càng phải đặt lên hàng đầu.
Nhà đầu tư này chỉ ra 3 hướng đầu tư bất động sản cho những người có số vốn từ vài trăm triệu có thể tham khảo:
Thứ nhất là thuê bất động sản rồi cho thuê lại. Chẳng như thuê một căn nhà sau đó tân trang, làm nội thất lại một chút rồi cho thuê lại với giá cao hơn. Hướng đi này đòi hỏi người đầu tư phải có nhiều kiến thức về thị trường cho thuê, xây dựng giá thuê, quản lý khách thuê, tìm được vị trí phù hợp… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì mô hình này gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai là góp tiền mua chung. Với khoản 200 – 300 triệu đồng thì khoảng 3 – 4 người chung lại có thể tìm được một nền đất phù hợp ở các thị trường lận cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bình Phước…. Đây là cách đầu tư rất phổ biến của nhiều người ít tiền hiện nay. Tuy nhiên, thách thức của cách đầu tư này là phải tìm được những người tâm đầu ý hợp đồng hành lâu dài. Ngoài ra, phải chọn được bất động sản phù hợp có tiềm năng tăng giá và thanh khoản nếu không cũng đối diện với nguy cơ chôn vốn hay mua phải những dự án ma không đảm bảo pháp lý…
Cách đầu tư thứ 3 đang rộ lên trong thời gian gần đây là về quê mua đất. Nếu khu vực đó giá đất còn rẻ và bạn nhìn thấy những tiềm năng có thể tăng giá như sắp có cơ sở hạ tầng giao thông xây dựng, hay khu công nghiệp sắp được mở… Ngoài ra, xu hướng thị trường “nước chảy chỗ trũng” hiện nay thì trước sau gì giá đất nông thôn cũng phải lên khi nhà đầu tư buộc phải đi xa hơn khi quỹ đất và giá tại các đô thị đã quá cao.
Anh Bách kể, cách đây 3 năm một người bạn của anh mang 400 triệu đồng mua mảnh đất quê ở Lâm Đồng thì chỉ sau một năm đã bán được giá gần gấp đôi. Sau lần đó, người này chuyển hẳn hướng đầu tư bằng cách cứ tìm và mua đi bán lại các mảnh đất ở quê. Đến nay người này đã có tài sản vài tỉ đồng.
-
Giá đất nông thôn tăng gấp 3 lần sau 2 năm: Vùng quê "dậy sóng"
Giá đất tại một số làng quê tăng chóng mặt chỉ trong một thời gian ngắn, dù nhiều nơi cơ sở hạ tầng không được đầu tư.
-
Sắp thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản tại 10 tỉnh thành
Các tỉnh, thành nằm trong danh sách thanh tra trong năm 2023 của Bộ Xây dựng gồm Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang và Bình Phước.
-
Nhà đầu tư nhỏ nên lựa chọn phân khúc nào để “hái ra tiền”?
Bất động sản vùng ven phục vụ nhu cầu ở thực luôn có sức hút với các nhà đầu tư lâu năm, người mua và cả những nhà đầu tư mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường.
-
Hết “sóng”, nhà đầu tư bất động sản vỡ mộng vì mắc cạn ở đất tỉnh
Sau khoảng thời gian “sốt nóng” khiến giá đất tăng chóng mặt thì nay thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh thành rơi vào trầm lắng, thanh khoản lao dốc. Nhiều nhà đầu tư đang có nguy “cơ chết chìm” khi chấp nhận cắt lỗ nhưng vẫn không tìm được người m...