IMF cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, lên mức trên 9% là một động thái tích cực trong việc từng bước làm bình thường hóa chức năng của thị trường ngoại tệ; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thị trường ngoại tệ chính thức và không chính thức; từng bước tạo sự linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành tỷ giá.
alt

Ông Benedict Bingham, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam đã tuyên bố như vậy khi được yêu cầu bình luận về việc điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam.

Ông Benedict Bingham nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đã khá thành công trong việc giải quyết các vấn đề nổi cộm của kinh tế vĩ mô thông qua việc điều chỉnh chính sách. Và biện pháp điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 cũng là một phần thể hiện điều đó.

Tuy nhiên, nếu nói việc điều chỉnh tỷ giá lần này có thể giải quyết được triệt để các vấn đề liên quan đến tiền đồng, liên quan đến cơ chế tỷ giá ngoại tệ, cái mà đã gây áp lực khá mạnh lên thị trường trong cả năm qua, thì chưa đủ.Mà vấn nạn hệ lụy của nguy cơ lạm phát, biện pháp điều chỉnh tỷ giá lần này chỉ là biện pháp tình thế và chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ra sao ?

Để làm được điều đó, Chính phủ Việt Nam cần phải có một chính sách tài khóa đồng bộ, để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tới Việt Nam đồng, đó là vấn đề nợ công, là vấn đề sức khỏe của các doanh nghiệp nhà nước, là vấn đề lạm phát.

Phải khẳng định lại rằng động thái điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 là bước giải quyết tình thế khá tích cực, song cũng mới chỉ là một phần của cả gói giải pháp đồng bộ khác cần làm trong thời gian tới…

Theo Ông Benedict Bingham, lâu nay tỷ giá chính thức và không chính thức chênh nhau đến 8-9%. Thế nên việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 9,3% như vừa qua là hợp lý. Nhỏ hơn mới là bất hợp lý.Nhưng vấn đề điều chỉnh giá thị trường tự do ra sao? Cần phải có biện pháp cụ thể!

Tính thời điểm của động thái nâng tỷ giá không cần bàn nhiều. Hy vọng rằng đây sẽ là động thái đầu tiên của Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ các động thái tiếp theo trong gói giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, người dân vẫn rất kỳ vọng vào các động thái tiếp theo như vấn đề về lãi suất, lạm phát...

Ông Benedict Bingham cho rằng, có thể có một vài luồng tiền nào đó từ nước ngoài đang chờ cơ hội ngay khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, sẽ vào Việt Nam. Tuy nhiên, về cơ bản mà nói thì các luồng vốn nước ngoài vẫn còn muốn chờ đợi chính sách kinh tế vĩ mô sẽ được thực thi như thế nào trong thời gian tới, chứ không phải chỉ là việc điều chỉnh tỷ giá.

Nếu kinh tế vĩ mô được ổn định, môi trường đầu tư Việt Nam chắc chắn sẽ được nâng cao hơn nữa, và lúc đó đương nhiên luồng tiền từ nước ngoài sẽ chảy mạnh vào Việt Nam.

Ông Benedict Bingham nhấn mạnh, việc điều chỉnh tỷ giá thôi chưa đủ. Đi kèm với đó phải là một gói giải pháp đồng bộ khác. Ví dụ như giải pháp về chính sách tiền tệ, giải pháp về chính sách tài khóa. Hiện thị trường đang rất trông ngóng về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ đối phó như thế nào với vấn đề lạm phát; Chính phủ sẽ giải quyết thế nào với vấn đề nợ công, thâm hụt ngân sách.

Nhà đầu tư nước ngoài họ cũng hiểu rằng thâm hụt ngân sách là khá lớn, họ cũng hiểu lý do tại sao, và vấn đề bây giờ họ cần phải biết là khi nào thì nó sẽ được giải quyết để giảm xuống.

Bài học khủng hoảng nợ công tại châu Âu chúng ta đều biết. Thế cho nên, cùng với những điều chỉnh chính sách tiền tệ với những tín hiệu được đưa ra rõ ràng từ Ngân hàng Nhà nước nhằm đối phó với lạm phát thì Bộ Tài chính cũng cần phải có những chính sách tài khóa rõ ràng nhằm đối phó với vấn đề nợ công.

Cả hai điều này kết hợp lại là yếu tố vô cùng quan trọng khiến cho Việt Nam thành công trong việc bình ổn thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá sẽ được ổn định. Từ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Cafeland.vn - Theo Tầm nhìn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland