Ngày 7/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiếp tục đưa ra cảnh báo về những rủi ro mà lĩnh vực tài chính và bất động sản của Trung Quốc có thể gây ra, ngay cả khi IMF có quan điểm lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Các chuyên gia của IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm nay và 4,6% vào năm 2024. Ước tính mới nhất cao hơn khoảng 0,4 điểm phần trăm so với báo cáo được IMF công bố vào tháng trước.
Gita Gopinath, một lãnh đạo của IMF chia sẻ rằng những thay đổi này phản ánh hiệu quả kinh tế tốt hơn dự kiến trong quý III và những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh nhằm kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, bà Gopinath cũng bày tỏ lo ngại về lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, vốn đang phải đối mặt với tình trạng giá và doanh số giảm, cũng như việc các nhà phát triển bất động sản hàng đầu không trả được nợ.
Ngoài ra, phía IMF đã kêu gọi Trung Quốc cần khắt khe hơn với các công ty địa ốc đang mắc nợ. Trung Quốc trước đó vẫn cho phép các nhà phát triển bị vỡ nợ được tiếp tục kinh doanh, một hành động có thể cản trở sự phục hồi của ngành bất động sản.
Zhang Qingsong, Phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, thừa nhận tại một hội nghị tài chính ở Hong Kong vào ngày 7/11 rằng lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã “vấp ngã”.
Ông Zhang nói: “Chúng ta cần quản lý cẩn thận ngành bất động sản để tránh xảy ra những sự việc không lường trước được. Chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp để ổn định thị trường bất động sản”.
Ông Zhang kêu gọi chính phủ Trung Quốc tìm ra những cách thức mới để duy trì tăng trưởng kinh tế. Hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát trong thời gian gần đây đã tăng cường cho vay để xây dựng nhà máy và đầu tư công nghiệp.
“Mô hình cũ dựa vào đầu tư và lĩnh vực bất động sản không còn bền vững nữa, đó là lý do tại sao chúng ta phải có cách tiếp cận mới”, ông Zhang Qingsong chia sẻ thêm.
Báo cáo mới nhất của IMF đặt ra câu hỏi liệu hệ thống ngân hàng có đủ nguồn dự trữ tài chính hay không – mối lo ngại cho các nhà đầu tư khi lĩnh vực nhà ở của đất nước tiếp tục lao dốc.
“Rủi ro về khả năng ổn định tài chính đang ở mức cao và vẫn tiếp tục tăng do các tổ chức tài chính có mức dự trữ vốn thấp hơn và rủi ro về chất lượng tài sản ngày càng tăng”, theo báo cáo của IMF.
Chuyến thăm của bà Gopinath và các quan chức cấp cao khác của IMF tới Bắc Kinh trùng với thời điểm công bố một báo cáo riêng về hoạt động cho vay của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển.
Báo cáo đó được AidData công bố, phát hiện ra rằng Trung Quốc đang cung cấp các khoản vay cứu trợ cho các nước đang phát triển đã vay từ Bắc Kinh trước đại dịch để chi trả cho việc xây dựng đường cao tốc, đường sắt và các dự án cơ sở hạ tầng khác.
Wang Wenbin, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bảo vệ hoạt động cho vay ra nước ngoài của Trung Quốc khi nói rằng ông không có thông tin cụ thể về báo cáo của AidData.
“Các khoản cho vay hợp lý là điều tốt cho phát triển kinh tế. Nhiều quốc gia sử dụng các khoản cho vay này như một phương tiện quan trọng để huy động tài chính và tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế”, ông Wang cho biết.
Cũng trong ngày 8/11, chính phủ Trung Quốc cho biết lượng xuất khẩu trong tháng 10 đã giảm 6,6%, trong khi nhập khẩu tăng 3% trong cùng tháng so với tháng 10/2022.
-
Trung Quốc hạ lãi suất của hơn 3,06 nghìn tỷ USD các khoản vay thế chấp
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết trong một bài đăng hôm thứ Hai rằng Trung Quốc về cơ bản đã hoàn thành việc hạ lãi suất cho các khoản vay thế chấp hiện có, mang lại lợi ích cho hàng chục triệu hộ gia đình.
-
Ngân hàng United Oversea (UOB) của Singapore cho biết thị trường bất động sản thương mại ở Mỹ và Trung Quốc là những “điểm yếu” về kinh tế cần theo dõi trong môi trường lãi suất cao kéo dài. Ngược lại, phía UOB lại tỏ ra lạc quan với thị trường Đông Nam Á.
-
HSBC: Suy thoái bất động sản tại Trung Quốc đã chạm đáy
CEO HSBC tin rằng cuộc suy thoái bất động sản tại Trung Quốc đã chạm đáy và có thể bắt đầu phục hồi, ngay cả khi các ngân hàng phải chịu tổn thất hàng trăm triệu USD do ảnh hưởng từ sự lao dốc của lĩnh vực này.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...