Ảnh minh họa.
Đa dạng hóa phương thức đầu tư
TP đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng diện tích sàn nhà ở đạt được 237,3 triệu m2, diện tích nhà ở bình quân đầu người 23,5m2/người (quy mô dân số dự kiến vào cuối năm 2025 là 10,1 triệu người). Đến năm 2030, tổng diện tích sàn nhà ở của TP đạt 295 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở bình quân 26,5m2/người (quy mô dân số dự kiến vào cuối năm 2030 là 11,1 triệu người). Để đạt mục tiêu này, trong giai đoạn 2021-2030 TP sẽ tập trung phát triển đa dạng loại hình nhà ở, hình thức đầu tư nhằm huy động các nguồn lực xã hội.
Về phát triển nhà ở thương mại (NoTM), khuyến khích chủ đầu tư áp dụng công nghệ mới trong thi công và sử dụng các loại vật liệu xây dựng thích hợp; giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư trong việc cung cấp chỉ tiêu quy hoạch, phê duyệt hoặc thỏa thuận tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở; tổ chức nghiên cứu, thiết kế và áp dụng các loại nhà ở thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ban hành các cơ chế tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút, hỗ trợ tài chính nhằm tăng tính khả thi, đẩy mạnh việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở theo hình thức đối tác công tư (PPP) và bổ sung vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư PPP.
Về NoXH, tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng NoXH cho người thu nhập thấp, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách. Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng NoXH thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê. Rà soát, bố trí quỹ đất 20% đất ở trong các dự án NoTM trên 10ha để thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ NoXH. Xác định rõ vị trí và ưu tiên sử dụng các quỹ đất Nhà nước trực tiếp quản lý do doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng sản xuất tại các quận huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp; quỹ đất do các cơ quan nhà nước đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại để đầu tư xây dựng NoXH.
TP trực tiếp đầu tư xây dựng hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện xây dựng theo hình thức BT thanh toán bằng quỹ đất; sử dụng hiệu quả nguồn thu từ việc chủ đầu tư các dự án NoTM, khu đô thị dưới 10ha, thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20% để phát triển đầu tư xây dựng quỹ NoXH trên địa bàn TP.
Ngoài ra, ưu tiên bố trí vốn ngân sách, tạo quỹ đất sạch tại các khu vực ngoại thành dọc các trục giao thông công cộng, các tuyến metro, tuyến vành đai để thực hiện các dự án NoXH. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định để nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn xã hội hóa xây dựng NoXH cho thuê. Bố trí vốn ngân sách để đầu tư xây dựng NoXH thuộc sở hữu nhà nước để giải quyết cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn về nhà ở. Tăng cường năng lực tài chính cho Quỹ phát triển nhà ở TP để thực hiện đầy đủ chức năng đầu tư và phát triển NoXH trên địa bàn.
Về phát triển nhà ở riêng lẻ do dân tự xây, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục trong cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cung cấp thông tin quy hoạch đối với nhà ở riêng lẻ để người dân thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng mới, cải thiện nhà ở theo nhu cầu và khả năng.
Sử dụng hiệu quả quỹ đất
Đối với khu vực trung tâm hiện hữu (quận 1 và 3) ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch như dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng… cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975. Hạn chế phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng đến năm 2025 nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp. Khu vực 11 quận nội thành hiện hữu (các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp và Bình Thạnh) tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại, hoàn thiện các dự án dở dang, các dự án cải tạo, chỉnh trang nhà ở ven kênh rạch.
Đối với các quận 4, 5, 6, 11 và Phú Nhuận (những quận có dân số giảm trong 10 năm trở lại đây) hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp.
Đối với các quận 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để kêu gọi đầu tư dự án nhà ở tại những khu vực có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp. Khu vực 6 quận nội thành (các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân) ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến metro) hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng…
TP sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính. Ưu tiên phát triển các khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh. Tập trung tạo quỹ đất phát triển NoXH, nhà ở thu nhập thấp để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống giao thông đô thị như các tuyến đường metro, vành đai…
Không phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu vực chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương ứng. Từng bước chuyển đổi mô hình nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại. Khuyến khích phát triển loại hình NoTM giá thấp và nhà ở cho thuê…
-
“Nhỏ giọt” nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM
Nhu cầu nhà ở xã hội tại TP.HCM rất lớn, nhưng nguồn cung nhỏ giọt do còn nhiều nút thắt trong xây dựng cơ chế, chính sách với loại sản phẩm này.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....