Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý về dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) vào ngày 8/3.
Trong đó kiến nghị bổ sung quy định về bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà, công trình xây dựng theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng khi bán, cho thuê mua bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai.
HoREA cho rằng cần bổ sung các quy định về bảo hiểm để bảo vệ người mua nhà trước rủi ro.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội cho rằng, trong thị trường bất động sản, khách hàng thường là “bên yếu thế”, nhất là các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ lẻ so với chủ đầu tư dự án bất động sản thường là “bên có lợi thế”.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng khi mua bất động sản (nhà, công trình xây dựng) hình thành trong tương lai, khoản 1 điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014 có quy định: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Đây là quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Nhưng nếu chỉ quy định một biện pháp bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng thì đúng nhưng chưa đủ.
“Hiệp hội nhận thấy, biện pháp bảo hiểm rủi ro cho khách hàng mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức xã hội hóa giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng”, đại diện HoREA cho hay.
Ngoài ra, khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng thì trên thực tế chủ đầu tư bị giảm nguồn vốn tín dụng có thể được vay.
Chẳng hạn, doanh nghiệp A có hạn mức tín dụng 1.000 tỷ đồng, nếu đã thực hiện bảo lãnh ngân hàng với giá trị 150 tỷ đồng (chiếm 15% hạn mức tín dụng) thì chỉ còn được vay tối đa 850 tỷ đồng.
Đồng thời, để có được bảo lãnh ngân hàng thì chủ đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có biện pháp có tiền ký quỹ hoặc thế chấp tài sản theo quy định tại Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015.
Nếu thực hiện cơ chế “bảo hiểm rủi ro” cho khách hàng mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, thì chủ đầu tư chỉ phải trả phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận của Hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài kiến nghị trên, lãnh đạo HoREA cũng kiến nghị bổ sung trở lại quy định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, được kinh doanh bất động sản theo quy định của Chính phủ, như đã quy định tại khoản 2 điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.
-
Vay tiền mua nhà buộc phải mua bảo hiểm?
CafeLand - Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.
-
TP.HCM cưỡng chế thu hồi khu “đất vàng” nằm góc 3 mặt tiền đường lớn, từng được cho Thành Bưởi thuê làm bãi xe trái phép
Khu đất có diện tích gần 11.000m2 nằm ở góc 3 mặt tiền đường lớn Lê Hồng Phong – Trần Nhân Tôn – Vĩnh Viễn (phường 2, quận 10) từng được TP.HCM cho Công ty Giày Sài Gòn (sau này đổi tên là Công ty Giáo dục G Sài Gòn) thuê với mục đích kinh doanh sản ...
-
Vì sao tất cả kiểm toán viên ký báo cáo tài chính 2023 của Quốc Cường Gia Lai bị đình chỉ?
Do thực hiện không đầy đủ thủ tục và chưa thu thập đủ thông tin trước khi đưa ra ý kiến, các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán tài chính năm 2023 cho Quốc Cường Gia Lai sẽ bị đình chỉ.
-
Đề xuất gần 20.000 tỷ xây cầu trên cao, xóa “nút thắt” lớn nhất cửa ngõ TP.HCM – Bình Dương
Đoạn quốc lộ 13 qua địa bàn Thủ Đức là một trong những tuyến giao thông lớn nhất nối khu vực cửa ngõ TP.HCM với Bình Dương nhưng thường xuyên ùn tắc. Tuyến đường này được đề xuất mở rộng với tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng....