Theo khảo sát mới nhất của CBRE, Hong Kong vẫn là thị trường nhà ở đắt nhất thế giới năm 2019, với giá nhà trung bình ở mức 1,25 triệu USD/căn mặc dù đã trải qua một năm đầy biến động.
Trước đó, nhiều người nghi ngại liệu Hong Kong có thể giữ vững vị trí này hay không khi nhìn vào triển vọng của thành phố này trước sự suy thoái toàn cầu và các cuộc biểu tình gây căng thẳng chính trị.
Hong Kong là thành phố đứng đầu với giá nhà trung bình tăng 4,7% trong năm 2019. Thành phố Munich của Đức, một trong những “gương mặt mới”, có mặt trong danh sách ở vị trí thứ hai, với nhà trung bình giá tăng 11% lên mức 1 triệu USD.
Singapore, đối thủ chính của Hong Kong, đồng thời là trung tâm tài chính của châu Á, đứng thứ ba trong cuộc khảo sát của CBRE, giảm một bậc so với năm trước, với giá nhà tăng 2,7% lên mức trung bình 915.601 USD.
Với giá nhà ở có mức giá trung bình 905.834 USD, Thượng Hải đứng ở vị trí thứ tư, tiếp theo là một thành phố khác của Trung Quốc đại lục, Thâm Quyến, với giá nhà ở mức 783.855 USD. Giống như Singapore, Thượng Hải và Thâm Quyến đều giảm một bậc xếp hạng so với khảo sát trước đó, sau khi Munich nhảy lên vị trí thứ hai trong danh sách này.
Ngoài ra, Hong Kong cũng được ghi nhận là thành phố có giá thuê nhà đắt thứ 3 trên thế giới, chỉ sau New York và Abu Dhabi. Một lần nữa, Hong Kong vẫn là thị trường bất động sản đắt nhất thế giới năm 2020.
Giá nhà trung bình trong thành phố hầu như không bị “sứt mẻ” do suy thoái kinh tế gây ra bởi tình trạng bất ổn dân sự thường xuyên làm gián đoạn các doanh nghiệp và rơi vào các cuộc đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình.
“Lãi suất thấp và khoảng cách lớn giữa cung và cầu có thể là một trong những nguyên nhân khiến giá nhà không bị giảm mạnh. Chúng tôi vẫn dự báo giá nhà chỉ giảm khoảng 5% trong năm nay, một phần vì lãi suất thấp, một phần do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu về nhà ở vẫn cao”, Simon Smith, giám đốc cấp cao và trưởng phòng nghiên cứu và tư vấn của Savills, cho biết.
Giới quan sát thị trường ước tính Hong Kong sẽ cần khoảng 430.000 căn nhà trong 10 năm tới.
-
Kết thúc kỷ nguyên vàng về đầu tư nhà đất tại Hồng Kông
Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới này và thúc đẩy xây dựng thêm nguồn cung mới đã khiến lợi nhuận của các nhà phát triển đi xuống.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
Sở hữu nhà riêng là giấc mơ xa vời với nhiều người trẻ ở Hồng Kông
CafeLand - Theo cuộc khảo sát Khả năng chi trả Nhà ở Quốc tế của Demographia thực hiện cho năm 2021, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở có giá đắt nhất thế giới trong năm thứ 11 liên tiếp. Điều này gây áp lực lên quyền sở hữu nhà ở của giới trẻ tại th...