UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Chương trình hành động số 306/CTr-UBND về việc xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Du lịch Thừa Thiên Huế sẽ phát triển mạnh trong thời gian đến
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và thành phố du lịch sạch ASEAN.
Cụ thể, chỉ tiêu đến năm 2025, địa phương có 10 cơ sở khách sạn, khu nghỉ dưỡng, du lịch đạt chuẩn 5 sao, kêu gọi đầu tư 3 – 5 dự án xây dựng cơ sở khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch đạt chuẩn 5 sao. Ngành du lịch thu hút khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 45 – 50%. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 13 nghìn tỉ đồng; thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt 2,2 triệu đồng/lượt khách.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xác định, nguồn kinh phí đầu tư phát triển ngành du lịch giai đoạn sắp tới là từ nguồn vốn ngân sách và cả nguồn vốn ngoài ngân sách.
Trong đó, nguồn vốn ngân sách (cả ngân sách Trung ương và địa phương) khoảng 21.721 tỉ đồng; nguồn vốn ngoài ngân sách từ tổng hợp vốn đăng ký đầu tư của các dự án đầu tư du lịch đã cấp chủ trương đầu tư và cả một số dự án kêu gọi đầu tư mới khoảng 60 – 70 nghìn tỉ đồng.
Thừa Thiên Huế cũng đã xác định hàng loạt nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động phát triển du lịch của địa phương trong thời gian đến.
Có thể kể đến như, địa phương sẽ tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thành các dự án trọng điểm của tỉnh như, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; cao tốc Cam Lộ - La Sơn – Túy Loan; đường Tố Hữu – Sân bay Phú Bài; đường ven biển,….
Song song với đó là việc nâng cao tần suất và mở thêm các đường bay mới cả trong nước và quốc tế. Xây dựng cảng Chân Mây trở thành cảng biển du lịch quốc tế, cảng du lịch chuyên dụng. Bên cạnh đó, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quy mô lớn vào lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, giải trí, đặc biệt các nhà đầu tư hợp tác với các tập đoàn cung cấp dịch vụ du lịch có thương hiệu quốc tế như Accor, Marriott, Hilton, Hyatt, Sheraton, InterContinental,…
Ngoài ra, Chương trình hành động phát triển du lịch Thừa Thiên Huế cũng đã xác định danh mục các nhiệm vụ, đề án và dự án trọng điểm ưu tiên thực hiện giai đoạn 2021 – 2025.
-
Thừa Thiên Huế: Diện tích tách thửa tối thiểu là 60m2
Đất ở tại các phường của TP. Huế sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 60m2. Riêng các phường, xã được sát nhập vào TP. Huế theo Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27.4.2021 lần lượt là 80m2 và 100m2.
-
Thừa Thiên Huế sẽ làm gì để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?
Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ký Quyết định số 1691/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án ‘’Phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn’’.







-
Huế khẩn trương triển khai 22 khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Thành phố Huế đang bước vào giai đoạn cao điểm chuẩn bị mặt bằng thi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, với trọng tâm là xây dựng 22 khu tái định cư nhằm đảm bảo nơi ở mới cho hàng trăm hộ dân thuộc diện di dời....
-
Quy hoạch mới khu vực Thuỷ Tân tại thành phố Huế
Sở Xây dựng thành phố Huế vừa công khai Quyết định số 1800/QĐ-UBND của UBND thành phố Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) Khu vực Thuỷ Tân, thị xã Hương Thủy (nay là phường Hương Thủy), thành phố Huế....
-
Có gì trong đồ án quy hoạch mới khu vực Phú Sơn hơn 3.300 ha vừa được thành phố Huế phê duyệt?
Sở Xây dựng thành phố Huế vừa công khai Quyết định số 2030/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) Khu vực Phú Sơn, thị xã Hương Thủy (nay là phường Phú Bài), thành phố Huế....