Quan điểm trên được tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam đưa ra sau khi Bộ Xây dựng đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam.
Nới lỏng là việc nên làm
Theo Luật kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được mở rộng. Luật cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trên thực tế, xu thế về việc nhận nguồn đầu tư từ nước ngoài cho các sản phẩm du lịch cũng đã và đang được triển khai khá hiệu quả ở các nước lân cận trong khu vực như Thái Lan, Singapore.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam
Hơn nữa, việc cho phép người nước ngoài mua bất động sản du lịch tại Việt Nam sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thị trường địa ốc đang gặp nhiều khó khăn. Ông Khương cho rằng, nới lỏng thêm chính sách cho phép những đối tượng này mua bán và sở hữu bất động sản du lịch là việc nên làm.
“Việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức xuất khẩu bất động sản tại chỗ. Việc người nước ngoài sở hữu căn hộ du lịch hay căn nhà tại Việt Nam, tài sản vẫn nằm ở Việt Nam. Không những thế, việc sở hữu bất động sản tại Việt Nam còn tăng thêm chi tiêu tiêu dùng, dòng tiền ngoại hối đổ về các lĩnh vực kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, tài chính cũng tốt theo” ông Khương nhận định.
Làm sao để hút vốn ngoại?
Khẳng định việc thu hút thêm dòng vốn ngoại vào bất động sản du lịch Việt Nam là cần thiết, song ông Khương chỉ ra ba điểm then chốt để đảm bảo việc hiện thực hóa chủ trương này của Nhà nước trong việc khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch.
Thứ nhất, đó là sự phát triển và đồng bộ của bản thân ngành du lịch tại Việt Nam. Ngành du lịch cần phải phát triển và hết sức hấp dẫn để khi nhà đầu tư đang cân nhắc chi tiền cho một căn hộ hay biệt thự thấy được rằng họ sẽ thu lại được lợi nhuận trên nhiều năm, vì nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Do đó, ngành du lịch đóng vai trò rất quan trọng và chúng ta phải chứng tỏ được những lợi thế của Việt Nam một cách triệt để.
Thứ hai, phải đơn giản hóa giấy tờ thủ tục pháp lý, nhằm gỡ bỏ những rào cản, cho phép những dự án bất động sản du lich được thực thi, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, từ đó thu hút không chỉ bất động sản nhà ở mà còn là nguồn đầu tư nước ngoài vào các loại hình dịch vụ, kinh doanh, sản xuất...
Yếu tố cuối cùng cũng không kém phần quan trọng là việc đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng trong việc sắp xếp các dự án này ở những vị trí không gây tác động đến an ninh quốc phòng như gần các căn cứ quân sự, khu vực chính trị.
Việc cho phép người nước ngoài mua bất động sản du lịch tại Việt Nam sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thị trường địa ốc đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hoàng Sang
Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, tình hình hoạt động chung của phân khúc mua bán bất động sản nhà ở tại TP.HCM đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Với thị trường căn hộ bán, nguồn cung sơ cấp nửa đầu năm chỉ đạt hơn 9.100 căn, thấp nhất trong 5 năm qua.
Lượng giao dịch nửa đầu năm cũng chỉ đạt hơn 6.800 căn, giảm 55% theo năm, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Còn trong phân khúc bất động sản biệt thự và nhà phố, lượng giao dịch giảm 34% theo năm. Đối với đất nền, sự sụt giảm các nhà đầu cơ do Covid-19 đã khiến doanh số giảm 67% theo năm.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn từ dịch bệnh, Bộ Xây dựng đã đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam. Đây được nhận định là động thái tích cực thể hiện sự nỗ lực và sự đồng hành của Nhà nước cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn chung.
-
Danh sách 129 dự án bất động sản du lịch không được phép bán cho người nước ngoài ở Khánh Hòa
CafeLand - Sở Xây dựng Khánh Hòa vừa công bố văn bản yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc không bán bất động sản du lịch cho cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.