Hình phối cảnh cầu Cần Giờ (Sở GTVT TP.HCM)
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, dự án cầu Cần Giờ sẽ được UBND TP. HCM trình HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 13, HĐND Thành phố khoá X (từ ngày 6 – 9/12).
Nếu được thông qua, dự án quan trọng này dự kiến khởi công vào năm 2025 và hoàn thành năm 2028. Giúp kết nối khu vực trung tâm TP.HCM với huyện đảo duy nhất của thành phố, người dân sẽ không còn cảnh lụy phà như hiện nay.
Theo nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, cầu Cần Giờ được đề xuất có tổng chiều dài dự kiến toàn tuyến khoảng 7km, trong đó cầu Cần Giờ dài khoảng 3km, còn lại là phần đường dẫn.
Điểm đầu dự án nằm trên đường 15B theo quy hoạch, cách rạch Mương Ngang khoảng 500m về phía bắc; điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại lý trình Km2+100 trên đường Rừng Sác (cách bến phà Bình Khánh khoảng 2,1 km về phía nam).
Dự án có quy mô 6 làn xe (4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp), vận tốc thiết kế 60 km/giờ. Sở GTVT dự kiến bố trí 1 trạm thu phí tự động tại khoảng Km4+400 trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Khi hoàn thành, cầu Cần Giờ sẽ trở thành cầu dây văng lớn nhất của TP.HCM, xếp trên hai cầu Phú Mỹ (nối TP. Thủ Đức với quận 7) và cầu Bình Khánh (nằm trên tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành).
Tổng vốn đầu tư của dự án cầu Cần Giờ khoảng 11.087 tỉ đồng, trong đó nguồn ngân sách thành phố khoảng 5.246 tỉ đồng và vốn BOT của nhà đầu tư khoảng 5.323 tỉ đồng.
Huyện đảo Cần Giờ
Cầu Cần Giờ là dự án hạ tầng có ý nghĩa lớn kết nối trung tâm TP.HCM với huyện đảo duy nhất của thành phố. Hiện nay, để di chuyển từ khu vực trung tâm thành phố đến Cần Giờ chủ yếu qua phà Bình Khánh đã quá tải và mất rất nhiều thời gian.
Là cửa ngõ hướng biển duy nhất của TP.HCM và còn rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng Cần Giờ chưa thật sự bùng nổ về kinh tế - xã hội có phần nguyên nhân đến từ việc hạ tầng giao thông chưa tương xứng.
Nghị quyết về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030 của Thành ủy TP.HCM, xác định đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.
Việc cầu Cần Giờ sớm được triển khai xây dựng có thể xem là bước đi mở đường “đánh thức” nhiều dự án tỉ đô đã và đang được xem xét quy hoạch đầu tư ở đây.
Trong đó có Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có quy mô 2.870 ha với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng.
Hay dự án rất được quan tâm là cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Dự án này có vốn đầu tư lên đến 5,5 tỉ USD với sự tham gia của hãng tàu container lớn nhất thế giới - Mediterranean Shipping Company (MSC).
Theo đơn vị tư vấn đề xuất, dự án dự kiến khởi công vào năm 2024 và triển khai 7 giai đoạn. Siêu cảng khi hoàn thành vào năm 2045 sẽ có 7,2km cầu cảng, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 TEU), công suất thông qua 10 - 15 triệu TEU. Dự án dự kiến tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 người lao động và đóng góp trực tiếp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, phí ước tính từ 34.000 - 40.000 tỉ đồng/năm.
-
Ba dự án “siêu khủng” sắp triển khai tại Cần Giờ
Loạt dự án trọng điểm như Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, cầu Cần Giờ, Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ… sắp khởi công sẽ làm thay đổi diện mạo của “thành phố Cần Giờ” trong tương lai.








-
TP.HCM sẽ khởi công 8.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
Năm 2025, TP.HCM sẽ khởi công thêm 8 dự án nhà ở xã hội với gần 8.000 căn hộ và hoàn thành 4 dự án khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Đề án “Phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Chính phủ ban hành, đáp ứng nhu cầu nhà ở cấp thiết củ...
-
46 khu đất với tổng diện tích 7.397ha mà TP.HCM chọn để làm TOD nằm ở đâu?
TP.HCM đã chọn ra 46 khu đất rộng hơn 7.397ha để phát triển đô thị theo mô hình TOD - đô thị nén gắn với giao thông công cộng. Từ các trục metro đến cao tốc và vành đai, những vị trí nào sẽ trở thành tâm điểm phát triển đô thị thông minh, đáng sống t...
-
Hàng triệu người thuê trọ tại TP.HCM đón tin vui về giá điện
Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã quản lý 65.549 nhà trọ với gần 1,5 triệu sinh viên, người lao động thuê nhà để ở được cấp định mức sử dụng điện, trong đó 26.011 nhà trọ được áp giá bậc thang sinh hoạt bậc 3 là 2.271 đồng/kWh....