11/09/2023 3:50 PM
Việc triển khai Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ cần sử dụng hơn 90ha rừng phòng hộ ven biển, trong đó, gần 83ha là đất có rừng với hiện trạng rừng ngập mặn tự nhiên, 7ha còn lại không có rừng.

Cần sử dụng 90ha diện tích đất cù lao để xây siêu cảng

UBND TP.HCM mới đây đã có công văn khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, VNExpress đưa tin. Văn bản nêu lên phương án triển khai Cảng Cần Giờ do do Tập đoàn MSC (hãng tàu container hàng đầu thế giới) đề xuất.

Công trình cảng được nghiên cứu xây ở cù lao Phú Lợi (xã đảo Thạnh An), thuộc cửa sông Cái Mép. Quy mô chiều dài khoảng 7km, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất hiện nay 250.000 DWT (24.000 teus). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5,45 tỉ USD, dự kiến chia làm 7 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 dự kiến đi vào vận hành năm 2027 tiến tới hoàn thành toàn bộ cảng năm 2045.

Ví trí dự kiến sẽ xây dựng "siêu cảng" Cần Giờ (ảnh: Portcoast)

Nhà đầu tư đề xuất cảng Cần Giờ có tổng nhu cầu sử dụng đất là 571 ha. Diện tích đất cù lao (rừng phòng hộ ven biển) sẽ sử dụng là gần 90ha, bao gồm gần 83ha đất có rừng với hiện trạng rừng ngập mặn tự nhiên, gần 7ha còn lại không có rừng. Ngoài đất rừng phòng hộ ven biển, diện tích mặt nước mà dự án sẽ sử dụng là hơn 481 ha.

Đánh giá tác động môi trường của dự án siêu cảng

Dân trí ghi nhận thông tin về đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong văn bản của UBND TP.HCM, dự án thuộc vùng đệm của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 93ha đất rừng, đất nông nghiệp dự án tại Gò Con Chó cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ.

Theo quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển, khu vực được triển khai hoạt động phát triển kinh tế, được thực hiện công trình có kết cấu, vật liệu xây dựng hài hòa với cảnh quan tự nhiên và được cấp có thẩm quyền cho phép.

Dự án cần sử dụng 90ha đất rừng phòng hộ ven biển

Hiện tại, nhà đầu tư dự án mới chỉ có nội dung báo cáo về đánh giá tác động môi trường tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chưa có đánh giá tác động môi trường sơ bộ.

Được biết, trong quá trình lập đề án nghiên cứu, phía Công ty Tư vấn thiết kế kỹ thuật cảng - kỹ thuật biển đã tính toán đến việc sự dụng diện tích của rừng phòng hộ trong phần đánh giá sơ bộ tác động môi trường của đề án.

Đơn vị tư vấn đưa ra giải pháp: quy hoạch dự đảm bảo tỷ lệ cây xanh hơn 10% diện tích cho việc bảo tồn rừng phòng hộ và cây xanh; cùng với đó thực hiện nhiệm vụ điều tra, kiểm kê và định giá rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Đơn vị tư vấn cam kết quy hoạch diện tích đất dự án cho việc bảo tồn rừng phòng hộ và cây xanh (ảnh minh họa)

Lợi ích lớn về kinh tế - xã hội

Trình bày với Bộ Đầu tư và Kế hoạch, UBND TP.HCM chỉ ra các lợi ích của dự án Cảng trung chuyển Cần Giờ:

Đây là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp để xây dựng hạ tầng cảng biển hiện đại.

Dự án sẽ cung cấp việc làm tại cảng cho khoảng 6.000 đến 8.000 lao động, đòng thời tạo điều kiện để hàng chục nghìn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và thu phí thuế quan.

Về lợi ích kinh tế, khi cảng hoạt động và đạt công suất thiết kế, ngân sách Nhà nước sẽ được đóng góp trực tiếp thông qua các khoản thuế từ hoạt động: bốc xếp, lưu bãi, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại phí, lệ phí hàng hải từ tàu ra vào cảng. Tính riêng phí thuê mặt nước, thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, ngân sách sẽ có thêm 34.000-40.000 tỉ đồng mỗi năm.

  • Đã có đề án xây Siêu Cảng Cần Giờ, vị trí đặt tại Cù Lao xã Thạnh An

    Đã có đề án xây Siêu Cảng Cần Giờ, vị trí đặt tại Cù Lao xã Thạnh An

    TP.HCM mới đây đã trình lên Thủ tướng Đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sau khi làm việc với đơn vị đầu tư là hãng tàu container lớn nhất thế giới MSC. Bên cạnh đề xuất về vị trí tại Cù lao Con Chó, hãng tàu cũng hứa hẹn sẽ di dời một phần hoạt động trung chuyển về Việt Nam.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.