Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong sáng 24/12, sẽ tổ chức khánh thành 4 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm gồm: Cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ và dự án mở rộng sân bay Điện Biên.
Những dự án này đều có vốn đầu tư lớn, khi hoàn thành góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, thúc đẩy vận tải hàng hoá của cả khu vực.
Cầu Mỹ Thuận 2 hơn 5.000 tỉ đồng
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long được khởi công từ tháng 2/2020 với kinh phí đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng.
Dự án có điểm đầu nối cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, điểm cuối nối với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và nằm cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu khoảng 350m về phía thượng lưu.
Cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài 6,61km, trong đó phần cầu dài gần 2km, đầu tư hoàn chỉnh 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h.
Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ
Trong khi đó, dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ nối liền với cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài 23km đi qua địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Giai đoạn 1 cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h, giai đoạn hoàn chỉnh sẽ tăng lên 6 làn xe, tổng độ 100km/h.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của dư án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ là hơn 4.800 tỉ đồng.
Cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sau khi hoàn thành sẽ tạo nên tuyến cao tốc thông suốt từ Cần Thơ đến TP.HCM với chiều dài khoảng 120km.
Lúc đó, người dân di chuyển từ TP.HCM đến Cần Thơ và ngược lại sẽ chỉ mất khoảng 2h đồng hồ di chuyển thay vì 3,5h như hiện nay.
Không chỉ rút ngắn thời gian gian, hai công trình hạ tầng quan trọng này sẽ góp phần cải thiện mạng lưới hạ tầng vốn còn nhiều điểm nghẽn của Đồng bằng sông Cửu Long, giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ hơn 3.700 tỉ đồng
Có tổng mức đầu tư 3.710 tỉ đồng, cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ có chiều dài 40,2km, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km.
Tuyến cao tốc này sau khi đi vào sử dụng sẽ tăng cường kết nối giữa các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ với Hà Nội. Đồng thời giảm tải cho quốc lộ 2, tăng hiệu quả khai thác của tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Sân bay Điện Biên gần 1.500 tỉ
Khởi công từ tháng 1/2021, dự án xây dựng mở rộng sân bay Điện Biên có tổng mức đầu tư là hơn 1.467 tỉ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Dự án có quy mô khu bay gồm: Đường cất hạ cánh; đường lăn, sân đỗ máy bay và nhiều hạng mục phụ trợ khác.
Quy mô hàng không dân dụng, cải tạo, mở rộng công suất khai thác nhà ga hành khách hiện hữu từ 300.000 khách/năm lên 500.000 khách/năm; cải tạo, xây dựng mới các công trình phụ trợ, khu hàng không dân dụng đảm bảo đồng bộ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.
Sân bay Điện Biên là một trong 22 sân bay nội địa của Việt Nam, có quy mô công suất 300.000 khách/ năm.
-
Những con số ấn tượng về đường sắt cao tốc Bắc Nam hơn 67 tỷ USD
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD đang thu hút sự chú ý với những con số đầy ấn tượng. Với chiều dài hơn 1.500km từ Hà Nội đến TP.HCM, siêu dự án này hứa hẹn mang đến bước ngoặt lớn cho hạ tầng giao thông và phát triển...
-
Thủ tướng mời gọi Tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư hàng loạt hạ tầng “khủng” ở Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mời gọi Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn Xây dựng Tô Thương, hai doanh nghiệp nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất toàn cầu đầu tư vào các dự án cầu, đường sắt có vốn đầu tư lớn ở Việt Nam....
-
Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc muốn “chung sức” cùng Việt Nam làm đường sắt tốc độ cao
Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc (KORAIL) bày tỏ mong muốn hợp tác cùng Việt Nam phát triển các dự án đường sắt tốc độ cao, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67,3 tỉ USD....