Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, ngày 19/8 tới đây, doanh nghiệp sẽ khởi công nhà máy sản xuất ray thép tàu cao tốc và thép hình đặc biệt tại Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi.
Dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt này có quy mô 17,6ha, tổng vốn đầu tư 14.000 tỷ đồng. Dự án nhằm cung cấp sản phẩm cho các dự án trọng điểm quốc gia như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, dự án đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai và nhiều dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Hòa Phát lên lịch khởi công nhà máy làm ray thép tàu cao tốc 350km/h ngay trong tháng 8
Trước đó, tại ĐHĐCĐ năm 2025, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết Hòa Phát sẽ tham gia toàn diện vào chuỗi cung ứng cho các dự án đường sắt - từ đường sắt tốc độ cao đến đường sắt đô thị và liên tỉnh.
Tại cuộc họp với Chính phủ vào tháng 9/2024, Hòa PHát được giao nhiệm vụ sản xuất ray tàu đường sắt. Tập đoàn đã cam kết đảm nhận vai trò này, tham gia sâu từ thiết kế phần mềm, kỹ thuật cho đến cung ứng vật tư thi công.
Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt được dự kiến khởi công vào tháng 5/2025 và cho ra sản phẩm đầu tiên vào năm 2027. Tuy nhiên, do gặp một số vướng mắc thủ tục và mặt bằng, tiến độ đã được điều chỉnh, lùi thời điểm khởi công sang tháng 8 tới.
Mới đây, nhà sản xuất thép này đã ký hợp đồng với đối tác Đức cung cấp công nghệ, dây chuyền, dự kiến cho xuất xưởng sản phẩm thép ray cao tốc đầu tiên trong quý 1/2027.
Dây chuyền sản xuất thép ray, thép hình này có công suất 700.000 tấn/năm, là một cấu phần quan trọng, nằm trong dự án nhà máy sản xuất thép ray và thép hình tại Dung Quất.
Hòa Phát cho biết sản phẩm đầu ra là các loại thép đặc biệt như thép ray đường sắt nội đô, ray cầu trục, ray đường sắt cao tốc hoặc các loại thép hình U, I, H, V và thép đặc biệt.
Theo tiết lộ từ nhà sản xuất này, sản phẩm ray thép được sản xuất để dùng cho dự án đường sắt tốc độ cao sẽ đạt chiều dài lên đến 100m, độ thẳng, độ phẳng cao, độ cứng ray vượt trội, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của các nước như châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...
Cụ thể, ray thép sẽ được kiểm soát bằng thiết bị laser, siêu âm khuyết tật bên trong đảm bảo chất lượng trước khi ra thị trường, góp phần thay thế mặt hàng thép cao cấp đang phải nhập khẩu.
Ngoài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các sản phẩm của nhà máy này còn hướng tới cung cấp ray cho các dự án đường sắt đô thị, công nghiệp dầu khí, chế tạo cơ khí và quốc phòng.
-
Ray thép “made in Vietnam” dùng cho đường sắt tốc độ cao sẽ có chiều dài 100m
Ray đường sắt cao tốc là một sản phẩm đặc thù - vốn chỉ được sản xuất bởi vài tập đoàn thép hàng đầu thế giới, nay đã chuẩn bị mang nhãn “made in Vietnam”, dài 100m với chất lượng theo chuẩn châu Âu.
-
Dự án nhà máy sản xuất ray thép và thép đặc biệt này có tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi.
-
Xây đường sắt tốc độ cao, Việt Nam cần khoảng 28,7 triệu mét ray thép, 46 triệu thanh tà vẹt
Các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường sắt đô thị cần tới 28,7 triệu mét ray thép. Ai sẽ cung cấp khối lượng vật tư khổng lồ này?







-
Đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua Quảng Ngãi ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chay qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi dài hơn 86km, đi qua địa bàn 17 xã, phường với 1 nhà ga được bố trí phía Tây đô thị Quảng Ngãi.
-
Doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng
VinSpeed - doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
-
Lâm Đồng, Gia Lai sẽ xây dựng 48 khu tái định cư phục vụ đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Cùng với các địa phương trên cả nước, hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm chuẩn bị mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Với tổng cộng 48 khu tái định cư và hơn 5.500 hộ dân cần di dời, đây được xem là một ...